BT Tiến: “Không hiểu sao người dân ăn vỉa hè"

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, bà không hiểu sao người dân lại có thể ngồi ăn ở quán vỉa hè...

Ngày 16/1/2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có cuộc họp với UBND Thành phố Hà Nội về công tác an toàn thực phẩm.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lý giải sự chậm trễ, chưa có văn bản hướng dẫn hồ sơ đủ điều kiện kinnh doanh tại Thông tư 30 về điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Theo bà Tiến, lý do đến nay chưa có văn bản hướng dẫn bởi Bộ Y tế đang chờ sự phối hợp của Bộ Tư pháp. Bà cũng cho rằng, Thông tư này khá “nhạy cảm” và còn mắc bởi tính khả thi.

Bà Tiến cho hay, Bộ Y tế từng làm việc với một UB Phường của Hà Nội về việc không cho buôn bán thức ăn đường phố, dọc vỉa hè.

Sau khi công an thu nồi niêu, xong chảo của người bán hàng sai quy định, người ta cũng bỏ luôn, không đến phường lấy lại. Công an giữ đồ của dân nên không thể hủy hay vứt bỏ nhưng cũng không biết phải bỏ bàn ghế thu ở đâu”.

Bà nói: “Hãy thử hình dung, bàn thấp chỉ 50cm, ghế cũng thấp. Kèm theo đó là bụi bặm, chặn lối giao thông, rửa bát đũa trong cái xô... trông mất mỹ quan và mất vệ sinh. Tôi không hiểu sao người dân thành phố mình vẫn ngồi ăn.”

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến chi tiết quán vỉa hè có bàn ghế thấp, ngồi ăn sẽ đau bụng, khó chịu...

“Nên việc này cần phải có biện pháp đột phá để vỉa hè Hà Nội thông thoáng, văn minh. Không thể để vỉa hè của thủ đô như vậy”, Bộ trưởng Tiến nói.

Tại cuộc họp, xen lời Bộ trưởng Tiến, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói: “Vậy mà nhiều học giả vẫn nói rằng, ăn vỉa hè là nét văn hóa thanh lịch của người Hà Nội”.

BT Tiến: “Không hiểu sao người dân ăn vỉa hè" - 1

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại cuộc họp ngày 16/1

Ông nói vui: “Ở nông thôn, người ta trải chiếu ngồi bệt, người Thành phố thanh lịch ngồi xổm”.

Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ cho biết “lịch hẹn” khi nào ra thông tư, hướng dẫn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông nói: “Bởi giấy là thứ dễ ra nhất. Nếu thiếu tiền khó giải quyết, nhưng văn bản dễ hơn, làm trước”.

“Tôi để ý, văn bản nào của một bộ làm thì nhanh, nhiều bộ thì lâu. Nếu thấy khó, đề nghị người chủ trì soạn thảo văn bản nói lại với tôi. Tôi sẽ dành ra một tiếng đồng hồ mời những người soạn thảo đến tranh luận trước mặt, tôi giải quyết”, Phó Thủ tướng đề nghị.

Trước đó, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/1/2013.

Thông tư quy định, một số tiêu chuẩn mà người bán thức ăn đường phố sẽ phải tuân thủ như: Cơ sở bố trí ở địa điểm cách xa các nguồn ô nhiễm; Nơi chế biến, nơi bán thức ăn sẵn, thực phẩm chín phải sạch sẽ, thoáng mát, tách biệt nhau để dễ vệ sinh và không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

Thậm chí, ngay cả hàng rong, bán thức ăn ở bến xe, bến tàu cũng phải có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, có trang phục sạch sẽ gọn gàng và sử dụng găng tay dùng một lần khi bán hàng.

Thực phẩm chín phải có dụng cụ chứa đựng, ngăn ruồi muỗi, bụi bẩn và cao hơn mặt đất tối thiểu 60cm. Kinh doanh trên phương tiện bán rong cũng phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn, nước để chế biến phải phù hợp quy chuẩn quốc gia…

Cơ sở phải có đủ dụng cụ chứa đựng rác thải và được chuyển đi trong ngày; nước thải được thu gom vào hệ thống cống rãnh công cộng và không được gây ô nhiễm môi trường.

Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ăn toàn thực phẩm theo quy định; phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN