Bộ Y tế nâng mức cảnh báo chống dịch MERS- CoV

Sự kiện: Dịch MERS – CoV

“Việt Nam phải nâng mức cảnh báo cao hơn đối với các trường hợp có thông tin vùng dịch và đề phòng virus Mers lây lan”, GS.TS. Nguyễn Thanh Long nói.

Tính đến ngày 4.6, Chính phủ Hàn Quốc thông báo ghi nhận thêm 5 trường hợp nhiễm, nâng tổng số nhiễm virus MERS lên 35 người, trong đó có 2 trường hợp tử vong.

Đến nay, Hàn Quốc đã quyết định đóng cửa trên 540 trường học tại 4 tỉnh, thành phố: Seoul, Gyeongii, Nam Chungcheong và Bắc Chungcheong.

Để đối phó 1 cách có hiệu quả với dịch Mers – Cov, Hàn Quốc đã thành lập 4 đội phản ứng nhanh giám sát chặt hoặc cách ly 1.312 người, cấm những người thuộc diện theo dõi không xuất cảnh.

Trước tình hình này, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác khám tiếp nhận bệnh nhân, điều trị, phòng, chống lây chéo tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM.

Bộ Y tế nâng mức cảnh báo chống dịch MERS- CoV - 1

 

GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế (bên phải) yêu cầu các bệnh viện nâng cao mức cảnh báo với virus Mers-Cov.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện nâng cao mức độ cảnh giác và ứng phó với dịch bệnh Mers- Cov. Bệnh viện phải tăng cường và đảm bảo cơ sở vật chất, chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly để tiếp nhận, cách ly và điều trị hỗ trợ người bệnh nếu phát hiện nghi ngờ, đặc biệt cần tập huấn và cho cán bộ y tế tại các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, bệnh viện không ngừng thông tin tuyên truyền tới bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chủ động hơn trong việc phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Mers- CoV của Bộ Y tế.

Trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch Mers- Cov để tìm cách ứng phó với virus nguy hiểm chết người này.

GS.TS. Nguyễn Thanh Long lo ngại, virus này lây lan ở Hàn Quốc rất nhanh. Đặc biệt, đi lại giữa Hàn Quốc và Việt Nam là rất lớn. Trong năm 2014 đã có gần 900.000 lượt người từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Do đó, virus Mers- Cov vào Việt Nam có thể xảy ra.

“Việt Nam phải nâng mức cảnh báo cao hơn đối với các trường hợp có thông tin ở vùng dịch và đề phòng virus Mers-Cov lây lan…”, GS.TS. Nguyễn Thanh Long nói.

Tại đây, lãnh đạo các bệnh viện cho biết, bệnh viện đã việc tăng cường và chủ động trong công tác phòng, chống dịch; tuyên truyền phổ biến cho các cán bộ y bác sĩ trong việc chủ động phòng chống dịch tại bệnh viện; lên kế hoạch tập huấn cho cán bộ y bác sĩ; bệnh viện đã có buồng cách ly để bảo vệ tối đa cho điều trị người bệnh.

Bộ Y tế nâng mức cảnh báo chống dịch MERS- CoV - 2

 

Phòng cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM được chuẩn bị đầy đủ thiết bị, sẵn sàng phòng chống dịch MERS-CoV

Hiện nay, Bệnh viện Nhiệt đới đã xây dựng quy trình tiếp nhận bệnh nhân Mers Cov, khu cách ly khoa nhiễm D sẽ tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ để cách ly theo quy trình, khám bệnh, xét nghiệm, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế đã ban hành. Nếu bệnh nhân đông sẽ bổ sung thêm giường bệnh.

3 kịch bản ứng phó với dịch Mers

Trong tình huống chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam: Phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế. Trong tình huống xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam: Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.Cuối cùng nếu trường hợp dịch lây lan trong cộng đồng: Cần đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch MERS – CoV Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN