Bắt Nguyễn Phương Hằng theo Điều 331

Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.

Chiều 24-3, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. VKSND cùng cấp đã phê chuẩn quyết định này.

Nhục mạ, vu khống nhiều người

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng từ ngày 16-2 đến 29-4.

Khoảng tháng 3-2021 đến nay, bà Nguyễn Phương Hằng thường xuyên livestream, nhục mạ nhiều nghệ sĩ, luật sư (LS), nhà báo.

Bà Hằng khẳng định các nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành, MC Đại Nghĩa... ăn chặn tiền quyên góp cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2020. 

Khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác minh và kết luận họ không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền và không khởi tố vụ án hình sự, bà Hằng tiếp tục livestream phản đối, nhục mạ họ.

Bị can Hằng tại Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM. Ảnh: CATP

Bị can Hằng tại Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM. Ảnh: CATP

Bà Hằng cũng bị các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Vy Oanh, ông Võ Hoàng Yên, nghệ sĩ Hoài Linh, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan... tố cáo về hành vi vu khống, làm nhục người khác, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Đáng chú ý, bà Hằng còn xúc phạm, nhục mạ một số đại biểu Quốc hội, lãnh đạo.

Bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên Internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Quá trình điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng không hợp tác, coi thường pháp luật, nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP.HCM và các địa phương khác.

Hiện Công an TP.HCM đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Bà Hằng đối diện với mức án nào?

Trước sự việc Công an TP.HCM bắt tạm giam bà Hằng thì một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra đó là nữ CEO này sẽ đối mặt với mức án nào?

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, LS Nguyễn Văn Hậu (Đoàn LS TP.HCM) nhận định việc cơ quan Công an TP.HCM tiến hành điều tra làm rõ sự việc trên là vô cùng cần thiết để chấm dứt chuỗi livestream với nhiều hành vi vi phạm pháp luật của bà Hằng.

Theo LS Hậu, Luật An ninh mạng 2018, Nghị định 15/2020 đã nêu rõ người nào cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân… sẽ bị xử phạt.

Xe của lực lượng chức năng có mặt tại nhà bà Nguyễn Phương Hằng trên đường Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Xe của lực lượng chức năng có mặt tại nhà bà Nguyễn Phương Hằng trên đường Nguyễn Thông, quận 3, TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN YÊN

Từ đầu năm 2021, bà Hằng đã nhiều lần tổ chức livestream, gặp gỡ người hâm mộ ngay cả trong thời gian dịch bệnh với những lời nói, hành vi công khai đả kích, nhục mạ người khác, kết tội người ta... thì đó là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Đỉnh điểm là nhiều lần bà Hằng đã dùng ngôn từ xấu, nhắc đích danh và bóng gió các cá nhân khác cũng như cả giới nghệ sĩ.

“Hành vi của bà Hằng trước hết đã ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của cá nhân, tổ chức bị nhắc tên, tiếp đó là làm ảnh hưởng xấu đến an ninh xã hội, thuần phong mỹ tục.” - LS Hậu khẳng định.

LS Hậu cho biết thêm theo Điều 331 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Cạnh đó, LS Hậu cho rằng Công an TP.HCM nên tiếp tục điều tra làm rõ các tố cáo của cá nhân, tổ chức đã có đơn tố cáo bà Hằng về hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác, vu khống trong thời gian qua.

Nguồn: [Link nguồn]

Vẻ mặt thất thần của bà Phương Hằng khi bị bắt

Theo một cán bộ điều tra Công an TP Hồ Chí Minh, khác với thái độ thách thức, kênh kiệu và bất chấp như trong buổi livestream chưa đầy 24h trước, khi Công an vào nhà mời đi cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhóm PV ([Tên nguồn])
CEO Nguyễn Phương Hằng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN