Bao giờ Hà Nội làm tàu điện một ray?

Để dừng hoạt động xe máy tại các quận và nâng vận tải công cộng đáp ứng 50-60% nhu cầu của người dân sau năm 2030, trong nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vừa được HĐND thành phố thông qua, ngoài hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị, UBND thành phố Hà Nội đưa ra phương án xây dựng các tuyến tàu điện nhẹ 1 ray (monorail).

Đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố sẽ nâng cấp, chuyển đổi xanh, thông minh đối với các tuyến xe buýt hiện có, mở thêm các tuyến mới, đặc biệt các tuyến liên kết vùng, ưu tiên hoàn thành hệ thống đường sắt vành đai thành phố và các ga đầu mối trên tuyến vành đai, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, thành phố phía Tây, khu vực Yên Viên, Gia Lâm; xây dựng mạng lưới đường sắt tại khu vực đô thị trung tâm đảm bảo mật độ các ga tàu có khoảng cách phù hợp dành cho người đi bộ, có thể di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân...

Tàu điện một ray - monorail hoạt động nhiều tại các thành phố phát triển ở châu Á.

Tàu điện một ray - monorail hoạt động nhiều tại các thành phố phát triển ở châu Á.

Đặc biệt, để các loại hình vận tải khối lớn, hiện đại vươn đến những khu dân cư có địa hình đi lại khó khăn, đồi dốc, nhiều ao hồ, thành phố lên kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt nhẹ loại 1 ray đi trên cao (monorail).

Theo khảo sát, thành phố đã lên được 3 lộ trình có thể thực hiện 3 tuyến tàu một ray monorail theo các hướng: Liên Hà (Đông Anh) - Tân Lập - An Khánh (Hoài Đức) dài khoảng 11 km (tuyến số 1); Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương, dài khoảng 22 km (tuyến số 2); Nam Hồng (Đông Anh) - Đại Thịnh (Mê Linh) dài khoảng 11 km tuyến số 3.

Ngoài ra, các đơn vị tư vấn khảo sát, tàu monorail có thể chạy ven hai bờ sông Hồng giúp người dân đi lại kết hợp phát triển du lịch. Ngoài ra, với khổ tàu và đường ray bé, tàu có thể kết nối, trung chuyển khách vào khu vực phố cổ.

Để giảm ùn tắc, hạn chế xe cá nhân, nhiều ý kiến của chuyên gia và cơ quan chuyên môn cho rằng, đường sắt đô thị được xác định là xương sống của giao thông, tuy nhiên thành phố đang thực hiện việc này rất chậm và chưa được 1/10 quy hoạch.

Ông Nguyễn Minh Đức - đại biểu HĐND Hà Nội - cho rằng, để thực hiện tốt quy hoạch chung Thủ đô, cần quan tâm đến giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị. Để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông, việc phát triển đường sắt đô thị là cốt yếu của Hà Nội trong thời gian tới. “Nếu thành phố phát triển tốt giao thông đường sắt, hệ thống này sẽ gánh ngay được 30% cho vận tải hành khách. Tuy nhiên, đầu tư cho đường sắt không hề nhỏ, vì vậy, thành phố cần có bài toán huy động vốn để dồn nguồn lực đầu tư”, ông Đức nói.

Theo ông Đường Hoài Nam - đại biểu HĐND Hà Nội, từ nay đến 2030 chỉ còn 6 năm, vì thế thành phố cần ưu tiên thực hiện giải pháp có trọng tâm trong phát triển đô thị và giao thông.

Ông Nam cho biết, trục không gian cảnh quan sông Hồng được xác định trong quy hoạch là rất quan trọng, cần tính đến kết nối không gian, cảnh quan xanh sông Đuống. Do vậy, để trục cảnh quan sông Hồng phát triển, cần sớm xác định tổ hợp kiến trúc dọc sông Hồng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông tiếp cận dọc 2 bên bờ sông.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo lịch trình, tàu metro Nhổn- Ga Hà Nội sẽ vận hành thử hết tháng 4/2024 và từ đầu tháng 7 sẽ đưa vào vận hành thương mại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Trọng ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN