Ảnh: Cầu 600 tỷ đi vào khai thác, "giải cứu" kẹt xe ở TP.HCM

Cầu Long Kiểng (huyện Nhà Bè, TP.HCM), có mức đầu tư gần 600 tỷ đồng được thông xe trong niềm hân hoan của người dân sau hơn 2 thập kỷ chờ đợi.

Sáng 8/9, TP.HCM tổ chức thông xe cầu Long Kiểng, huyện Nhà Bè sau hơn 20 năm triển khai xây dựng. Cây cầu hoàn thành sớm hơn 3 tháng so với thời gian dự kiến kể từ khi nhận bàn giao 100% mặt bằng.

Sáng 8/9, TP.HCM tổ chức thông xe cầu Long Kiểng, huyện Nhà Bè sau hơn 20 năm triển khai xây dựng. Cây cầu hoàn thành sớm hơn 3 tháng so với thời gian dự kiến kể từ khi nhận bàn giao 100% mặt bằng.

Dự án cầu Long Kiểng mới nối 2 xã Nhơn Đức và Phước Kiển, huyện Nhà Bè được phê duyệt từ năm 2001, đến tháng 8/2018 cầu mới được khởi công. Công trình dự kiến hoàn thành cuối năm 2019 nhưng phải tạm dừng thi công do vướng mặt bằng khi đã hoàn thành được 7 trụ cầu bêtông. Đầu tháng 9/2022, dự án được tái khởi động sau 3 năm tạm dừng. Sau 1 năm thi công, công trình chính thức được thông xe.

Dự án cầu Long Kiểng mới nối 2 xã Nhơn Đức và Phước Kiển, huyện Nhà Bè được phê duyệt từ năm 2001, đến tháng 8/2018 cầu mới được khởi công. Công trình dự kiến hoàn thành cuối năm 2019 nhưng phải tạm dừng thi công do vướng mặt bằng khi đã hoàn thành được 7 trụ cầu bêtông. Đầu tháng 9/2022, dự án được tái khởi động sau 3 năm tạm dừng. Sau 1 năm thi công, công trình chính thức được thông xe.

Cầu Long Kiểng là dự án trọng điểm ở cửa ngõ phía Nam TP.HCM kết nối tỉnh Long An, huyện Nhà Bè, quận 7 vào trung tâm thành phố. Cầu có thiết kế 2 mố và 8 trụ cầu dài 318m, rộng 15m, đường dẫn hai đầu 661m, tổng mức đầu tư 589 tỷ đồng.

Cầu Long Kiểng là dự án trọng điểm ở cửa ngõ phía Nam TP.HCM kết nối tỉnh Long An, huyện Nhà Bè, quận 7 vào trung tâm thành phố. Cầu có thiết kế 2 mố và 8 trụ cầu dài 318m, rộng 15m, đường dẫn hai đầu 661m, tổng mức đầu tư 589 tỷ đồng.

Cầu Long Kiểng được thiết kế 4 làn xe với dải phân cách giữa, một lối đi bộ rộng 2m, lan can cao 1m, lát gạch phục vụ  người dân qua lại ở cả hai hướng.

Cầu Long Kiểng được thiết kế 4 làn xe với dải phân cách giữa, một lối đi bộ rộng 2m, lan can cao 1m, lát gạch phục vụ  người dân qua lại ở cả hai hướng.

Hai bên đầu cầu được thiết kế lối đi dưới dạ cầu cho người dân quanh khu vực di chuyển qua lại được thuận lợi. Phần dạ cầu, đường dân sinh dọc hai bên cầu được trồng các loại cây xanh, thảm cỏ tạo cảnh quan thông thoáng cho khu vực.

Hai bên đầu cầu được thiết kế lối đi dưới dạ cầu cho người dân quanh khu vực di chuyển qua lại được thuận lợi. Phần dạ cầu, đường dân sinh dọc hai bên cầu được trồng các loại cây xanh, thảm cỏ tạo cảnh quan thông thoáng cho khu vực.

Các dãy nhà hai bên chân cầu sau khi giải phóng mặt bằng nhà dân sửa chữa, xây dựng mới khang trang, buôn bán, đi lại được thuận tiện hơn.

Các dãy nhà hai bên chân cầu sau khi giải phóng mặt bằng nhà dân sửa chữa, xây dựng mới khang trang, buôn bán, đi lại được thuận tiện hơn.

Tham dự buổi lễ thông xe sáng nay, cụ Lâm Thị Nga (gần 90 tuổi) chia sẻ với lãnh đạo thành phố thời điểm cách đây 1 năm khi cây cầu tái khởi động thi công, cụ mong được sống đến ngày cầu Long Kiểng được hoàn thành để bà con đi lại được thuận lợi hơn.

Tham dự buổi lễ thông xe sáng nay, cụ Lâm Thị Nga (gần 90 tuổi) chia sẻ với lãnh đạo thành phố thời điểm cách đây 1 năm khi cây cầu tái khởi động thi công, cụ mong được sống đến ngày cầu Long Kiểng được hoàn thành để bà con đi lại được thuận lợi hơn.

Trong sáng nay, nhiều người dân ở hai đầu cầu thuộc xã Nhơn Đức và Phước Kiểng có mặt từ sáng sớm theo dõi lễ thông xe và chờ đợi để di chuyển qua cầu. “Chúng tôi đã chờ cây cầu hơn 20 năm rồi, sáng nay háo hức chờ thêm cả tiếng đồng hồ để được lần đầu tiên qua cây cầu mới khang trang, rộng rải. Bà con vui lắm, từ nay sẽ không phải vất vã mỗi lần đi qua cây cầu cũ chật hẹp, xuống cấp nữa”, ông Sáu Ngọt, ngụ xã Phước Kiểng xúc động nói.

Trong sáng nay, nhiều người dân ở hai đầu cầu thuộc xã Nhơn Đức và Phước Kiểng có mặt từ sáng sớm theo dõi lễ thông xe và chờ đợi để di chuyển qua cầu. “Chúng tôi đã chờ cây cầu hơn 20 năm rồi, sáng nay háo hức chờ thêm cả tiếng đồng hồ để được lần đầu tiên qua cây cầu mới khang trang, rộng rải. Bà con vui lắm, từ nay sẽ không phải vất vã mỗi lần đi qua cây cầu cũ chật hẹp, xuống cấp nữa”, ông Sáu Ngọt, ngụ xã Phước Kiểng xúc động nói.

Ông Vũ Minh Chiến, ngụ xã Nhơn Đức cùng hàng xóm tập trung về chân cầu từ sớm để theo dõi, chờ qua cầu mới rất phấn khởi sau nhiều năm ngóng trông. “Hàng ngày đưa đón cháu đi học ở quận 7 là cực hình đối với tôi. Kẹt xe xảy ra thường xuyên, cực hơn vào thời điểm mưa gió, có phương tiện hư hỏng trên cầu là chôn chân luôn. Nay được đi lại thuận tiện chúng tôi vui mừng lắm, chờ đợi mấy ngày hôm nay để được qua cầu".

Ông Vũ Minh Chiến, ngụ xã Nhơn Đức cùng hàng xóm tập trung về chân cầu từ sớm để theo dõi, chờ qua cầu mới rất phấn khởi sau nhiều năm ngóng trông. “Hàng ngày đưa đón cháu đi học ở quận 7 là cực hình đối với tôi. Kẹt xe xảy ra thường xuyên, cực hơn vào thời điểm mưa gió, có phương tiện hư hỏng trên cầu là chôn chân luôn. Nay được đi lại thuận tiện chúng tôi vui mừng lắm, chờ đợi mấy ngày hôm nay để được qua cầu".

Nhiều người phấn khởi, tiếp cận khu vực làm lễ thông xe để theo dõi, di chuyển qua cầu mới.

Nhiều người phấn khởi, tiếp cận khu vực làm lễ thông xe để theo dõi, di chuyển qua cầu mới.

Những phương tiện đầu tiên được lưu thông qua cầu mới.

Những phương tiện đầu tiên được lưu thông qua cầu mới.

Sau hơn 20 năm chờ đợi, người dân huyện Nhà Bè được lưu thông thuận lợi trên tuyến đường huyết mạch qua cây cầu mới trong niềm hân hoan.

Sau hơn 20 năm chờ đợi, người dân huyện Nhà Bè được lưu thông thuận lợi trên tuyến đường huyết mạch qua cây cầu mới trong niềm hân hoan.

Nhiều người háo hức, vui mừng ghi lại hình ảnh khi lần đầu tiên được di chuyển qua cầu.

Nhiều người háo hức, vui mừng ghi lại hình ảnh khi lần đầu tiên được di chuyển qua cầu.

Xe cộ đi lại thông thoáng sau khi cầu được thông xe trong sáng nay.

Xe cộ đi lại thông thoáng sau khi cầu được thông xe trong sáng nay.

Ảnh: Cầu 600 tỷ đi vào khai thác, "giải cứu" kẹt xe ở TP.HCM - 15

Trước đó, cầu sắt Long Kiểng cũ được xây dựng từ năm 1976 dài hơn 100m, rộng 3m đã xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn xe cộ, nhất là vào khung giờ cao điểm, phương tiện hư hỏng trên cầu gây rất nhiều khó khăn, lo lắng cho người dân qua lại.

Trước đó, cầu sắt Long Kiểng cũ được xây dựng từ năm 1976 dài hơn 100m, rộng 3m đã xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn xe cộ, nhất là vào khung giờ cao điểm, phương tiện hư hỏng trên cầu gây rất nhiều khó khăn, lo lắng cho người dân qua lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN