9 ngày Tết, 300 người tử vong vì tai nạn giao thông

Trong 9 ngày nghỉ Tết Bính Thân 2016, toàn quốc xảy ra 408 vụ tai nạn tai nạn giao thông. So với cùng kỳ tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015, giảm 128 vụ; giảm 17 người chết.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có báo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán 2016.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, theo báo cáo từ Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công An, trong 9 ngày nghỉ Tết, toàn quốc xảy ra 408 vụ tai nạn khiến 300 người tử vong; 380 người bị thương.

So với cùng kỳ tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015, giảm 128 vụ (-23,8%); giảm 17 người chết (-5,4%); giảm 129 người bị thương (-25,3%).

9 ngày Tết, 300 người tử vong vì tai nạn giao thông - 1

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông xảy ra vào dịp Tết Bính Thân 2016

Trong đó, có 2 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra làm 6 người tử vong; 14 người bị thương. So với cùng kỳ 2015, số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giảm 2 vụ, giảm 8 người chết, tăng 3 người bị thương.

Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông nêu trên phần lớn là do người điều khiển xe cơ giới khi vi phạm nồng độ cồn; vi phạm quy định về phần đường, làn đường, vi phạm tốc độ, chở quá số người quy định, chở 3-4 người, lạng lách, đánh võng trên đường;

Một số tỉnh không để xảy ra tai nạn giao thông trong dịp Tết bao gồm tỉnh Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đồng Nai. 8 tỉnh không có người chết vì TNGT dịp Tết: Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh, Yên Bái, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Đồng Nai.

Đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, trong những ngày tết, tại TP. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài mà chỉ xảy ra tình trạng ùn ứ tại một số tuyến phố qua đoạn có các đền, chùa do người dân đi lễ đầu năm. Các tỉnh nêu trên không có đua xe trái phép.

Tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm so với các ngày thường. Tuy nhiên, người dân đi xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, uống rượu bia điều khiển phương tiện còn xảy ra khá phổ biến.    

2 ngày trước Tết, các tuyến đường trục chính ra vào thành phố Hà Nội như đường Nguyễn Trãi, đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, Lê Văn Lương, Giải Phóng, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Bưởi… mật độ phương tiện rất đông nên xảy ra ùn tắc kéo dài, đặc biệt tại các tuyến đường xung quanh khu vực các bến xe.

Trong các ngày 13 và 14/02/2016, người dân từ các địa phương trở lại thành phố làm việc sau đợt nghỉ Tết nên nhiều tuyến đường bị ùn tắc, đặc biệt chiều ngày 13/2/2016 tại Hà Nội, tuyến cao tốc Ninh Bình-Cầu Giẽ-Pháp Vân và đường trên cao từ đầu cao tốc Pháp Vân đến đường Phạm Hùng bị ùn tắc kéo dài.

Tại thành phố Hồ Chí Minh tuyến QL 1A hướng từ Miền Tây lên và từ Bình Thuận vào thành phố cũng có mật độ lớn, tốc độ giao thông chậm, xảy ra ùn tắc cục bộ.

Trong dịp Tết, có 280 lượt gọi đến đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia phản ánh về tình trạng nhà xe tự ý tăng giá vé xe khách, nhồi nhét và chèn ép hành khách, tăng giá trông giữ xe, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm nồng độ cồn, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chở quá số người quy định, ùn tắc giao thông.

Riêng ngày 14/02/2016 là ngày cuối cùng trong đợt nghỉ Tết, đường dây nóng Ủy ban ATGT Quốc gia đã nhận được 44 cuộc gọi và tin nhắn phản ánh của người dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN