Tuyệt chiêu phòng hen phế quản khi thời tiết thay đổi

Hen là bệnh phế quản mạn tính thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng. Nếu bệnh không được điều trị triệt để sẽ làm giảm sút sức khỏe, tổn thương phổi, suy hô hấp và dẫn đến suy tim.

Dấu hiệu của hen phế quản

Gần một nửa số người mắc hen phế quản phát bệnh trong độ tuổi trưởng thành. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng của căn bệnh này rất quan trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong một thời gian dài, hãy tới gặp bác sĩ để làm rõ nguyên nhân:

Ho mạn tính, dai dẳng: Ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng thủ của cơ thể đang cố "trục xuất" các chất kích thích, chẳng hạn như thuốc lá, phấn hoa và nước nhầy từ phổi. Nếu bị ho, có thể bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn xoang mũi. Tuy nhiên, một khi triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.

Thường xuyên bị viêm phế quản khi còn nhỏ: Khi bạn bị viêm phế quản, các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích và viêm. Việc bạn thường xuyên bị viêm phế quản lúc còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh hen phế quản khi nhiều tuổi hơn.

Hay hắng giọng: Cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy. Nếu những bộ phận trên bị kích thích, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều nước nhầy hơn. Khi nước nhầy mắc kẹt trong cổ họng của bạn, bạn thường hắng giọng để đẩy nó đi. Việc có màng nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là dấu hiệu của bệnh hen phế quản.

Khò khè bất cứ khi nào bị cảm lạnh: Một triệu chứng khác của bệnh hen phế quản là thở khò khè, đặc biệt là khi bạn bị cảm lạnh. Khò khè là âm thanh không khí tạo thành khi nó không thể "đi" qua phổi của bạn một cách bình thường.

Thở khò khè hoặc ho sau khi tập thể dục: Nếu sau khi tập thể dục, bạn thở khò khè hoặc ho, đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen phế quản. Đối với một số người, tập thể dục trong thời tiết lạnh có thể gây ra phản ứng này. Do đó, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong tất cả điều kiện nhiệt độ để có thể nắm bắt bệnh tình kịp thời.

Cảm thấy đứt hơi ngay cả khi vận động nhẹ: Nếu bạn bị đau thắt ngực và hết hơi sau khi vận động nhẹ, tiếp đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, có thể bạn đã bị hen phế quản.

Thường xuyên ho vào ban đêm: Những người bị hen phế quản thường bị ho khi họ cố gắng ngủ. Nguyên nhân là do đường thở của bạn tự nhiên bị thu hẹp một chút vào ban đêm. Thêm vào đó, bạn còn thường xuyên bị đánh thức bởi những cơn ho.

Đề phòng hen phế quản bùng phát khi chuyển mùa

Với bệnh nhân hen phế quản, sức khỏe thường không tốt, sức đề kháng kém. Mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể khó và chậm thích ứng với sự thay đổi bất thường dẫn đến việc dễ lên cơn hen trong giai đoạn chuyển mùa. Để hạn chế cơn hen cấp tính tái phát, bệnh nhân hen phế quản cần lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả và chú ý chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng với bản thân, không nên uống rượu bia, không nên ăn các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá; tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe; tránh các yếu tố kích ứng….

Thuốc điều trị tận gốc hen phế quản

Thuốc tân dược để điều trị hen phế quản chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Thuốc tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng nhưng có thể để lại những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng.

Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc đông y cũng đang là một lựa chọn quan trọng để chữa hen và ngăn ngừa hen.

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó:

Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên  khó thở. Cho nên trong bệnh hen, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...;

Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi bị ẩm thấp, hay lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở;

Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh. Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở. Thận chủ thủy, thủy suy thì không sinh được huyết mà lại sinh đờm.

Như vậy, hen phế quản là bệnh có thể ở một trong ba cơ quan là phế, tỳ, thận, cũng có thể tổn thương hai hay cả ba tạng nên triệu chứng và điều trị càng phức tạp vì vậy để điều trị khỏi cần biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các vị thuốc để điều trị tận gốc của bệnh.

Đúc kết kinh nghiệm trăm năm y học cổ truyền, thuốc hen thảo dược đã được bào chế thành công dưới dạng cao lỏng, điều trị hen phế quản tận gốc theo nguyên lý của Đông y. Các vị thuốc được lựa chọn, chế biến để có công năng, công hiệu giúp hồi phục và điều hòa chức năng của 3 tạng Tỳ, Phế và Thận. Cụ thể, các vị thuốc Ma hoàng, Quế chi có tác dụng phát hãn, tuyên phế, bình suyễn. Bạch thược hợp Quế chi để điều hòa vinh vệ. Can khương, Tế tân vừa có tác dụng phát tán phong hàn, vừa ôn hóa đờm ẩm. Bán hạ trị táo thấp, hóa đờm. Ngũ vị tử liễm phế, chỉ khái.

Sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần giúp thuốc hen thảo dược có khả năng điều trị các thể Hen phế quản, giúp phòng và chống tái phát cơn hen. Người bệnh phải kiên trì uống thuốc liên tục, đúng liều mỗi đợt điều trị khoảng 8-12 tuần, bệnh nặng có thể dùng liên tục 2-3 đợt, trong thời gian dùng thuốc người bệnh sẽ thấy cơn hen  xuất hiện thưa dần, cơn hen sau nhẹ hơn và dần không còn tái phát.

Truy cập website: www.benhhen.vn để biết thêm thông tin về cách điều trị hen phế quản hiệu quả.

THUỐC HEN P/H

Thuốc thảo dược 250ml

PHÒNG CƠN HEN TÁI PHÁT - ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ HEN PHẾ QUẢN

Tuyệt chiêu phòng hen phế quản khi thời tiết thay đổi - 1

Công dụng: Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, tức ngực, đờm nhiều. Phòng cơn hen tái phát.

Thành phần thuốc hen P/H: Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ…250ml.

Cách dùng & liều dùng: Đợt điều trị của thuốc hen P/H kéo dài từ 8 đến 10 tuần. Trường hợp bệnh nặng có thể dùng thêm thuốc hen P/H từ 1 - 2 đợt nữa. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Công ty Đông Dược Phúc Hưng

Địa chỉ: 96-98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội.

www.benhhen.vn - www.dongduocphuchung.com.vn.

Điện thoại tư vấn: 0944 678 751 - 1900 545434.

Thuốc hen P/H là THUỐC ĐIỀU TRỊ hen phế quản, không phải thực phẩm chức năng

ĐKQC: 1163/12/QLD-TT, ngày 18-10-2012

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN