Tuyệt chiêu phòng hen phế quản khi thời tiết thay đổi

Tại Việt Nam, hơn 3.9% dân số tương đương với 4 triệu người bị mắc hen phế quản (hen suyễn), các ca tử vong do hen phế quản đang tăng nhanh trong những năm qua, chỉ đứng sau tử vong do ung thư và vượt lên trên tử vong do các bệnh về tim mạch.

Tình trạng hen sẽ trở nên khó lường hơn khi thời tiết thay đổi. Vậy tại sao khi thời tiết thay đổi bệnh có xu hướng nặng lên? Cần dự phòng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.

Căn nguyên sinh hen phế quản/suyễn

Bệnh hen có thể bị mắc từ lúc còn rất nhỏ hoặc khi lớn lên. Hen mắc từ nhỏ thường được gọi là “hen sữa”. Có nhiều trường hợp càng lớn lên bệnh càng thuyên giảm và hết hẳn nhưng cũng có trường hợp bệnh diễn tiến đến khi về già và cũng có trường hợp lúc nhỏ không bị hen nhưng về già lại mắc. Yếu tố cơ địa dị ứng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh hen. Nguyên nhân là do cơ thể gặp các dị ứng nguyên hoặc các loại có tính chất kích ứng, sẽ gây nên phản ứng dị ứng, tức là bị lên cơn hen, trong đó có liên quan đến thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, ẩm ướt, áp thấp nhiệt đới, bão.

Một số vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm) cũng có thể là dị ứng nguyên kích thích cơ thể gây hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa). Hen còn có thể do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại) hoặc lông chó, mèo… Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên khi ăn (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid có tác dụng phụ là gây bệnh hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên (aspirin, diclofenac, piroxicam…) hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp (atenolol…). Hen có thể do di truyền, nếu bố hoặc mẹ bị hen, các con có thể bị hen (25 - 30% nguy cơ con mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen, có từ 50 - 60% nguy cơ con mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết hen phế quản/suyễn

Triệu chứng điển hình nhất của hen là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc đơn lẻ; kéo dài và thường hay xảy ra nhất là lúc thời tiết chuyển mùa, nóng, lạnh đột ngột, ẩm ướt. Triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn về đêm. Khi thấy các triệu chứng hen xuất hiện cần cảnh giác với cơn hen ác tính, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trong trường hợp hen kèm theo bội nhiễm đường hô hấp, có thể có sốt, vì vậy, bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí nguy kịch hơn, đặc biệt là người cao tuổi hay trẻ nhỏ sức đề kháng kém.

Đặc điểm của hen là các triệu chứng chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen, ho, khó thở, khò khè, người bệnh trở về bình thường, không có dấu hiệu của bệnh. Nhiều trường hợp còn nhầm lẫn bệnh đã khỏi hoàn toàn, không cần điều trị nữa mà không biết rằng hen là bệnh mạn tính, cần điều trị dự phòng thường xuyên.

Tuyệt chiêu dự phòng hen khi giao mùa

Sắp vào thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường, người bị hen/suyễn cần hết sức cảnh giác. Cần dùng thuốc thường xuyên theo đơn của bác sĩ, thường xuyên mang theo thuốc cắt cơn bên cạnh (ngay đầu giường nằm hoặc trong túi xách, cặp khi ra khỏi nhà). Chú ý chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn các đồ ăn dễ gây dị ứng với bản thân, không nên uống rượu bia, không nên ăn các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá; tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe; tránh các yếu tố kích ứng….

Ngoài những lưu ý trên cần chủ động điều trị dự phòng cơn hen tái phát bằng các thuốc chống viêm có tác dụng kéo dài, thuốc giảm dị ứng hoặc sử dụng các bài thuốc cổ truyền có tác dụng ngăn cơn hen tái phát như “Tiểu thanh long thang gia giảm”.

Việc điều trị dự phòng hen phế quản đều đặn chính là giải pháp tốt nhất để ngăn sự tái phát của các cơn hen phế quản trong điều kiện thời tiết thay đổi, bất lợi.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen/suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435

Xem thêm thông tin về thuốc thảo dược duy nhất đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng:

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Tuyệt chiêu phòng hen phế quản khi thời tiết thay đổi - 1

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

  • Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.
  • Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Hen phế quản – hen suyễn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN