Những thói quen xấu cần tránh cho răng ê buốt

Hơn 90% người Việt đang gặp phải vấn đề về răng miệng. Trong đó, có 50% người Việt đang gặp vấn đề răng nhạy cảm hay còn gọi là răng ê buốt.

Hầu hết các vấn đề về răng miệng đều có diễn tiến âm thầm, không nguy hiểm và không gây đau tức thời nên thường được phát hiện muộn. Thêm vào đó nhiều người chủ quan, chăm sóc răng miệng không khoa học làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Một trong số các vấn đề phổ biến về sức khỏe răng miệng là Răng nhạy cảm, hay còn được gọi là răng ê buốt. Người có răng nhạy cảm sẽ bị cảm giác ê buốt, khó chịu ở răng khi ăn uống những loại thực phẩm nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axit. Theo kết quả nghiên cứu của một số tổ chức nha khoa thế giới thì có hơn 50% dân số thế giới có biểu hiện răng ê buốt, phổ biến ở độ tuổi từ 20 – 50 và xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 – 40. (*)

 “Ăn uống là một trong những nhu cầu cũng như sở thích thiết yếu của cuộc sống, nên nếu bị răng ê buốt thì sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.” đầu bếp Võ Quốc, đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam - danh hiệu do Hiệp hội đầu bếp thế giới trao tặng, chia sẻ, “Tuy nhiên, thay vì từ bỏ những món ăn yêu thích, chúng ta nên tìm đến những biện pháp đơn giản chăm sóc và hiệu quả lâu dài hơn, đến từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày.”

Những thói quen xấu cần tránh cho răng ê buốt - 1

Răng Ê buốt khi ăn uống những loại thực phẩm nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axit

Cảm giác ê buốt do răng nhạy cảm không đơn giản như bạn nghĩ. Nếu bạn không chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến những vấn đề răng miệng phức tạp hơn. Đừng để răng ê buốt ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.

Những thói quen xấu dẫn đến răng ê buốt

Ăn nhiều thực phẩm axit: Đồ ăn, thức uống chứa nhiều axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng.

Hay nghiến răng: Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể nhưng cũng không thể chống chọi lại với việc nghiến rang quá nhiều, gây bào mòn men răng.

Sử dụng kem đánh răng có chất làm trắng: Chất Peoxide có trong một số loại kem đánh răng có thể gây hiệu quả trắng sáng bất ngờ nhưng với người bị răng nhạy cảm, đây sẽ là con dao hai lưỡi gây ra cảm giác ê buốt răng.

Sử dụng quá nhiều nước súc miệng: Nhiều người tin rằng cắt giảm thức ăn chứa axit là đủ nhưng lại lạm dụng nước súc miệng mà không biết rằng lượng axit chứa trong này cũng đủ gây ra ê buốt răng.

Chải răng không đúng cách: Quan niệm chải càng mạnh răng càng sạch đã được chứng minh là sai lầm bởi các bác sĩ nha khoa. Chải răng quá mạnh sẽ khiến men răng bị tổn thương dẫn đến răng bị tụt nướu và lộ ngà, “mời gọi” cảm giác ê buốt về sau.

Những biện pháp cải thiện vấn đề răng miệng ê buốt răng

1. Chọn bàn chải đánh răng phù hợp: Sử dụng đúng loại bàn chải hằng ngày sẽ giúp ích cho cả việc làm sạch và bảo vệ răng nhạy cảm. Chọn bàn chải có kích cỡ phù hợp, lông mềm, đầu tròn và có độ đàn hồi tốt.

2. Vệ sinh răng:

Chải răng ngày 2 lần. Thời gian đánh răng nên trong vòng 2-3 phút/1 lần đánh răng là tốt nhất.

Đánh răng rất nhẹ nhàng để tránh làm mòn men răng.

Hạn chế: các đồ ăn ngọt, uống nhiều nước có gas, các thức ăn chua.

Khám răng định kì 6 tháng/1 lần.

Nếu có tật nghiến răng thì đeo máng bảo vệ để hạn chế mòn răng.

3. Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng: Một trong những cách làm giảm hiện tượng răng ê buốt phổ biến, tiện lợi và nhanh nhất là sử dụng kem đánh răng chuyên dùng cho răng ê buốt hằng ngày thay cho kem đánh răng thông thường. Các hoạt chất trong kem đánh răng chuyên dụng cho răng ê buốt có tác dụng hiện nay có thể kể đến Strontium Acetate hoặc Potassium Nitrate. Ngoài tác dụng giảm ê buốt nhanh chóng, dòng kem chuyên dụng này còn chứa fluoride có tác dụng ngăn ngừa sâu răng rất thích hợp với nhu cầu chăm sóc răng miệng hàng ngày.

4. Sử dụng nước súc miệng chứa floride: Fluoride là một chất rất cần thiết để ngừa sâu răng, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng răng ê buốt. Bạn nên súc miệng bằng dung dịch này 1 lần/ngày.

5. Đến gặp nha sĩ: Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng hiện tượng ê buốt răng vẫn không thuyên giảm thì có thể răng bạn đang gặp phải vấn đề răng miệng khác nghiêm trọng hơn. Lúc này điều bạn cần làm là nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị cho dứt điểm.

* Thông tin chuyên ngành trong bài được tham khảo từ cuốn Cẩm nang hướng dẫn chăm sóc răng ê buốt (NXB Y học, giấy phép xuất bản số 12-2014/CXB/93-192/YH, cấp ngày 18/4/2014)

Để có thêm những thông tin hữu ích, bạn có thể tham gia THÁNG CHĂM SÓC RĂNG Ê BUỐT của Sensodyne tại 1 trong 2 địa điểm sau:

- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương tại Hà Nội, 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương tại Hồ Chí Minh, 201A Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian: Từ 6/4 đến 6/5/2015.

Tham gia chương trình, bạn sẽ được nhận gói quà tăng chăm sóc răng ê buốt gồm một tuýp kem đánh răng mẫu Sensodyne 25 gram cùng Cẩm nang chăm sóc răng ê buốt để bắt đầu bảo vệ răng khỏi hiện tượng ê buốt răng.

Bạn cũng có thể kiểm tra tình hình răng ê buốt sơ bộ qua công cụ kiểm tra trực tuyến tại đây.

Những thói quen xấu cần tránh cho răng ê buốt - 2

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN