Giảm trí nhớ, mất tập trung… chỉ vì thiếu sắt

Sắt là một trong 3 vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, iốt) cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Phần lớn chất sắt trong cơ thể được tìm thấy ở các cơ bắp nơi mà dưỡng khí được dự trữ để sử dụng khi chúng ta làm việc bằng sức lực hoặc trí óc.

Điều này có nghĩa là khi cơ thể thiếu sắt, thể lực sẽ bị sụt giảm, còn trí não sẽ kém tập trung, suy giảm trí nhớ, chỉ số IQ bị giảm từ 5-10 điểm. Do hậu quả của việc thiếu sắt diễn ra chậm nên hầu như mọi người chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của sắt đối với cơ thể. Để tìm hiểu thêm về tác hại của thiếu máu thiếu sắt, chúng ta cùng tham gia tư vấn với bác sĩ Bùi Thanh Vân, Trưởng khoa Chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ.

Năm nay, cháu 19 tuổi, đang học đại học. Mỗi tháng cứ đến chu kỳ kinh nguyệt thì cháu hay khó tập trung học, trí nhớ kém, hay quên bài; thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ.  Cháu đã khắc phục bằng cách không thức khuya nhưng tình trạng vẫn không khá hơn. Xin bác sĩ cho cháu biết nguyên nhân vì sao? Nguyễn Hà Thu (Q. Thủ Đức)

Như các biểu hiện cháu nêu thì đó có thể là hiện tượng thiếu máu thiếu sắt trong chu kỳ kinh nguyệt.  Khi các tế bào hoạt động cần được cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng. Sắt là thành phần của huyết sắc tố (hemoglobin), có trong các tế bào hồng cầu, giúp cho quá trình vận chuyển oxy đến phục vụ hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Do đó, người thiếu máu thiếu sắt lâu ngày thường dễ mệt mỏi, khó tập trung, tâm lý bất an, dễ cáu giận. Do các tế bào không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất đặc biệt, đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, hàng tháng thường mất đi một lượng máu nhất định khoảng 40-60ml tương ứngvới 20 – 30 mg sắt. Với độ tuổi thanh niên như cháu, giai đoạn này cơ thể đang trên đà tăng tốc để phát triển, nên nếu thiếu sắt thì sẽ dẫn đến các tình trạng cháu đang gặp như: kém tập trung, suy giảm trí nhớ, người hay mệt mỏi và buồn ngủ. Thậm chí, thiếu sắt thiếu máu còn làm giảm sức đề kháng có thể  dẫn đến một số bệnh khác. Một số nghiên cứu cho thấy những khiếm khuyết trong phát triển nhận thức do thiếu sắt có thể sẽ không hồi phục và có thể tồn tại rất nhiều năm sau khi đã được bổ sung  sắt đầy đủ. Việc thiếu sắt, acid folic trên những người phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai có thể đưa đến việc thai nhidễ bị dị tật ống thần kinh. Vì vậy các chuyên gia khuyên nên bổ sung sắt và Acid folic cho những phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai

Em 25 tuổi, là nhân viên văn phòng. Gần đây em có cảm giác tình hình sức khỏe bị sa sút. Mỗi lần chạy bộ vào buổi sang em thường xuyên cảm thấy nhanh mệt, chóng mặt và hoa mắt. Khi vào làm việc em cũng thiếu tập trung. Để khắc phục tình trạng này, em phải làm cách nào? Như Thủy (Q.3)

Theo như em nói, dấu hiệu mệt mỏi và chóng mặt của em có thể xuất phát từ việc thiếu máu kèm sắt.Do đó, để khắc phục tình trạng này, em nên đi khám bệnh để loại trừ các nguyên nhân khác và được làm xét nghiệm máu xem mức độ thiếu máu thiếu sắt của mình nhiều hay ít . Từ đó có kế hoạch bổ sung cho phù hợp. Ngoài ra chú ý đến chế độ dinh dưỡng giàu sắt hàng ngày như: thịt bò heo, cá ngừ, gan, huyết…., các loại rau xanh (rau dền, bồ ngót và các loại đậu hạt), dung them các loại trái cây giàu vitamin C (cam, bưởi, táo, sơri, đu đủ, chuối…) sau bữa ăn sẽ giúp hấp thu tốt chất sắt.

Lượng sắt cần thiết ở phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi là 18 mg mỗi ngày, ở thiếu nữ 14 - 18 tuổi là 15 mg mỗi ngày. Ngoài ra, đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, hàng tháng sẽ mất đi một lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, ngoài nguồn thức ăn từ các loại thực phẩm cháu có thể uống bổ sung thêm viên sắt hoặc viên đa vi chất. Nên sử dụng trước 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi sử dụng các loại thức ăn như trứng, sữa, trà, cà phê, lúa mì và ngũ cốc…

Theo báo cáo mới đây của Bộ Y tế, lượng sắt được cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu.  Hạn chế trong cách chế biến như ăn chín, uống nước đun sôi để nguội với thực phẩm xanh, sạch dễ khiến bạn bị nhiễm giun làm tăng nguy cơ thiếu sắt.

Ngoài phụ nữ có thai thì việc bổ sung thêm viên sắt ở các đối tượng có nguy cơ cao như các em gái trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản do có sự mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt nên cần uống viên sắt dự phòng, bổ sung viên sắt hàng tuần (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để  tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể.

Giảm trí nhớ, mất tập trung… chỉ vì thiếu sắt - 1

Giảm trí nhớ, mất tập trung… chỉ vì thiếu sắt - 2

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN