Cảnh báo tình trạng lạm dụng thuốc giãn phế quản trong điều trị hen phế quản

Thuốc giãn phế quản là thuốc được chỉ định trong điều trị cắt cơn và dự phòng các bệnh lý phế quản mạn tính như hen phế quản. Việc lạm dụng các thuốc giãn phế quản khiến việc kiểm soát hen khó khăn hơn, cơn hen tái phát thường xuyên với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh nhất định phải biết để hạn chế được những ảnh hưởng không tốt của thuốc giãn phế quản đối với cơ thể.

Cơ chế tác động của thuốc giãn phế quản

Các thuốc giãn phế quản là những thuốc tác động chủ yếu làm giãn cơ trơn bọc xung quanh các phế quản, từ đó giúp làm giãn phế quản, tăng khẩu kính đường thở, do đó, không khí dễ dàng đi qua đường thở để tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí oxy và nhận lại khí cacbonic.

Các nhóm thuốc giãn phế quản hiện nay đang được dùng bao gồm: Thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic (các thuốc tác dụng nhanh, ngắn: fenoterol, salbutamol, terbutaline; Các thuốc tác dụng chậm, kéo dài: salmeterol, bambuterol, formoterol, indacaterol, tulobuterol), thuốc giãn phế quản nhóm kháng cholinergic (thuốc tác dụng nhanh, ngắn: ipratropium bromide, oxitropium bromide; Thuốc tác dụng chậm, kéo dài: tiotropium bromide, aclidinium bromide, glycopyrronium bromide), thuốc giãn phế quản nhóm xanthine (nhóm thuốc này có hoạt chất theophylline) và thuốc ức chế phosphodiesterase 4 (roflumilast).

Cảnh báo tình trạng lạm dụng thuốc giãn phế quản trong điều trị hen phế quản - 1

Đường dùng - Cách dùng thuốc giãn phế quản

Trong điều trị bệnh lý hen phế quản, các thuốc giãn phế quản thường được dùng dưới dạng xịt, hít, khí dung (gọi chung là thuốc dạng phun – hít). Các dạng bào chế này có thể tác động trực tiếp lên niêm mạc đường thở nên cho tác dụng nhanh, tình trạng co thắt phế quản, khó thở khi lên cơn hen cấp được cải thiện chỉ trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, bệnh nhân mắc hen phế quản còn có thể dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài trong các trường hợp bệnh giai đoạn ổn định (dự phòng hen). Do tác dụng giãn phế quản kéo dài của thuốc giúp người bệnh có cảm giác thoải mái suốt cả ngày dù chỉ cần dùng 1 hoặc 2 liều vào sáng/tối.

Những lưu ý khi dùng thuốc giãn phế quản

Lưu ý 1: Nhiều bệnh nhân vẫn lầm tưởng là thuốc uống hoặc tiêm mới mang lại tác dụng giãn phế quản mạnh. Hiện nay, do những tiến bộ của khoa học, các thuốc giãn phế quản hầu hết đều được sản xuất dưới dạng phun – hít, ở dạng này, các thuốc giãn phế quản đến trực tiếp niêm mạc đường thở rất nhanh chóng, mang lại tác dụng giãn phế quản nhanh và mạnh, trong khi nồng độ thuốc ngấm vào máu rất ít. Trong khi đó, thuốc uống phải qua quá trình được ngấm vào máu, sau đó tới phổi, cơ trơn phế quản nên thường không tạo được tác dụng giãn phế quản mạnh nhưng lại gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Lưu ý 2: Dùng thuốc không đúng cách. Cùng là thuốc dạng phun – hít nhưng các nhà sản xuất khác nhau lại sử dụng những dụng cụ phân phối thuốc khác nhau. Các dụng cụ phân phối thuốc thường gặp gồm có bình xịt định liều, bình hít turbuhaler, bình hít accuhaler, bình hít handihaler và bình hít breehaler. Để dùng đúng cách với các dụng cụ phân phối thuốc này, bệnh nhân nên hỏi dược sỹ, bác sỹ cách dùng. Khi về nhà, nên đọc lại tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được để kèm trong hộp thuốc.  

Lưu ý 3: Những lợi ích mà thuốc giãn phế quản mang lại cho bệnh nhân là không thể phủ định, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, tránh không lạm dụng thuốc để tránh những hệ lụy đáng tiếc.

Các thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic thường gây tác dụng phụ như run tay, nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực, một số bệnh nhân có chuột rút. Những người dùng thuốc cường beta 2 đường uống kết hợp corticoid đường uống có thể có hạ kali máu.

Thuốc nhóm xanthin thường gây nhịp tim nhanh, kích ứng niêm mạc dạ dày. Cần rất lưu ý khi dùng thuốc nhóm này vì liều điều trị và liều độc rất gần nhau. Liều tối đa là 10mg/kg/ngày, cần giảm liều khi suy thận, suy gan. Không dùng thuốc nhóm xanthin cùng các kháng sinh nhóm macrolide (erythromycin, clarithromycin, azithromycin) vì nguy cơ gây xoắn đỉnh.

Ngoài việc dùng thuốc giãn phế quản trong điều trị cắt cơn và dự phòng hen, hiện nay xu hướng dùng thuốc hen thảo dược cũng đang được phổ biến bởi khả năng điều trị tốt, hiệu quả trong kiểm soát hen và an toàn trong điều trị. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Cảnh báo tình trạng lạm dụng thuốc giãn phế quản trong điều trị hen phế quản - 2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

  • Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.
  • Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàndành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Hen phế quản – hen suyễn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN