Cẩn trọng với những bệnh ngoài da do virus ở trẻ em

Bệnh ngoài da do virus ở trẻ em thường có cơ hội bùng phát mạnh, bởi đặc tính thời tiết nước ta nóng ẩm, mưa nhiều. Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng.

Nguyên nhân gây bệnh ngoài da ở trẻ em

Như các bạn đã biết, da là cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể chúng ta, lại là cơ quan phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên dễ mắc phải các bệnh lý ngoài da. Trong đó nguyên nhân phổ biến là do nhiễm virus, vi khuẩn.

Virus gây bệnh ngoài da ở trẻ em

Virus gây bệnh ngoài da ở trẻ em

Bên cạnh đó, do điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều ở nước ta khiến các loại virus, vi khuẩn và những tác nhân gây bệnh khác có cơ hội phát triển. Mặt khác, hệ miễn dịch cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện, làn da còn mỏng, non nớt nên dễ bị nhiễm bệnh.

Môi trường lớp học cũng là một nguyên nhân khách quan gây bệnh ngoài da vì ở đây, trẻ thường tiếp xúc với các bạn hoặc những vật dụng chứa mầm bệnh, khiến bệnh lây lan nhanh chóng, dễ thành đại dịch.

Một số bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp

Trên thực tế, có rất nhiều bệnh lý ngoài da do sự “tấn công” của virus, vi khuẩn làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng trẻ. Dưới đây là một số bệnh trẻ thường mắc phải:

1. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh cấp tính do virus gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ em, dễ lây lan, bùng phát thành dịch.

Bệnh có biểu hiện chính là tổn thương da dưới dạng bọng nước ở các vị trí như: Miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân.... Thỉnh thoảng, mụn nước cũng xuất hiện ở cánh tay và chân.

Bệnh tay chân miệng có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên, trẻ thường xuất hiện dấu hiệu đặc trưng như: Quấy khóc, giật mình; sốt cao trên 38 độ C; xuất hiện các nốt mụn nước trong miệng, ngoài mặt, tay, chân, đùi, mông;…

Hình ảnh mụn nước tay chân miệng

Hình ảnh mụn nước tay chân miệng

2. Bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm paramyxo gây ra mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Khi hắt hơi, sổ mũi hoặc ho, virus tồn tại ở hầu họng trẻ mắc bệnh sẽ phát tán trong không khí nên bệnh sởi rất dễ lây lan thành dịch.

Các mẹ có thể lưu ý một số dấu hiệu bệnh sởi để sớm có biện pháp chữa trị kịp thời như: Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn; sốt từ 38,5 – 40°C; dễ quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, người lả đi… Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như: Nôn trớ, tiêu chảy, mắt đỏ, trên mặt bắt đầu nổi ban hồng… Bên cạnh đó, trẻ còn có hiện tượng sốt cao không hạ, kèm theo mê sảng, co giật và phát ban toàn thân.

Khi gặp tình trạng này, cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

3. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh cấp tính gây ra bởi virus Varicella Zoster, khả năng lây lan cực cao, dễ bùng phát thành dịch.

Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt dễ xảy ra với người có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện như trẻ nhỏ, người già và phụ nữ đang mang thai.

Người bị thủy đậu thường có các triệu chứng như: Mệt mỏi, biếng ăn, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, nổi bóng nước ở đầu, mặt rồi lan ra toàn thân. Nếu các nốt mụn nước vỡ ra gây nhiễm trùng, xuất huyết da,… thì cần được đưa đi cấp cứu và xử lý kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

>>> Độc giả có thể xem thêm cách cải thiện bệnh thủy đậu của nhiều người TẠI ĐÂY.

4. Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở rất dễ lây lan

Bệnh chốc lở rất dễ lây lan

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Bệnh dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác. Ở các bé đang trong độ tuổi mẫu giáo, nguy cơ mắc bệnh chiếm 90%.

Bệnh chốc lở có 2 loại là: Chốc có bọng nước và chốc không có bọng nước:

- Chốc có bọng nước có biểu hiện ban đầu là xuất hiện dát đỏ kích thước khoảng 0,5-1cm và nhanh chóng tạo bọng nước trên đó. Sau vài giờ, chúng phát triển thành bọng mủ đục rồi vỡ và đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt. Các bọng nước thường xuất hiện ở mặt, vùng da hở, hoặc bất kỳ chỗ nào kể cả lòng bàn tay, bàn chân. Trẻ có thể bị viêm hạch lân cận và sốt nếu trở nặng nhưng rất hiếm gặp.

- Chốc không có bọng nước có biểu hiện là xuất hiện các mụn nước, mụn mủ nhưng vỡ rất nhanh trên nền da đỏ ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tay, chân. Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong hoặc nâu sáng, với một quầng đỏ nhỏ bao quanh.

Để đối phó với bệnh, các mẹ cần tắm rửa sạch sẽ. Nếu không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nên cho trẻ tạm nghỉ ở nhà để kiểm soát tốt hơn sự lan rộng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng và tránh lây sang các bé khác.

Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện các bệnh ngoài da do virus

Bên cạnh những kiến thức cơ bản về bệnh ngoài da ở trẻ nói trên, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn bằng sản phẩm thảo dược. Trong những năm vừa qua, các chuyên gia đánh giá cao việc sử dụng sản phẩm gel bôi ngoài da chứa thành phần tự nhiên như nano bạc giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, chống viêm, làm vết thương nhanh lành và ngăn ngừa để lại sẹo. Hiện nay, để tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong, các nhà khoa học đã bào chế ra sản phẩm thảo dược đường uống có chứa thành phần là L-Lysine, kết hợp với cao lá Neem, lá Xoài, Bạch chỉ, Nhọ nồi, Tạo giác thích và vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus gây ra. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị, rút ngắn thời gian điều trị các bệnh ngoài da do virus ở trẻ như: Sởi, tay chân miệng, thủy đậu, chốc lở, zona...

Sự kết hợp của sản phẩm thảo dược trong uống – ngoài bôi sẽ nâng cao hiệu quả điều trị, giảm các triệu chứng bệnh ngoài da do virus, vi khuẩn an toàn và hiệu quả. Cha mẹ nên áp dụng để “nói không” với các bệnh ngoài da ở trẻ tốt nhất nhé!

>>> Độc giả có thể xem thêm kinh nghiệm cải thiện bệnh sởi cho con của chị Nguyễn Thị Hải Anh TẠI ĐÂY.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Cốm Subạc

Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với Cao lá Neem; Cao lá Xoài; Cao Bạch chỉ; Cao Nhọ nồi; Cao Tạo giác thích; Vitamin C; Kẽm gluconate; Kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus. Hỗ trợ làm lành vết thương.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Cốm Subạc dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các biểu hiện ngoài da do virus. Người bị viêm loét niêm mạc miệng do virus.

Cẩn trọng với những bệnh ngoài da do virus ở trẻ em - 4

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Subạc

Hướng dẫn sử dụng:

Trẻ em 1 - 2 tuổi: Uống 1 gói/ngày.

Từ 2 - 5 tuổi: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói.

Từ 5 - 12 tuổi: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 gói.

Cách pha: Pha gói cốm với khoảng 20 -30 ml nước ấm. Khuấy đều và sử dụng. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoăc sau khi ăn 1 giờ.

ĐT: Tổng đài tư vấn (MIỄN CƯỚC): 18006107 hoặc liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060 - 0916757545.

Website: benhvirus.com

* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN