Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không & cách đối phó

Bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào từng nhóm nguyên nhân gây bệnh. Vậy có cách nào giúp cải thiện bệnh hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về 2 vấn đề này.

Mức độ nguy hiểm của bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp giúp sản xuất hormone và chi phối hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, thần kinh, sinh dục,... Do đó, khi có bất kỳ một sự bất thường nào trong bộ máy hoạt động của tuyến giáp thì ngay lập tức, các cơ quan khác cũng bị những ảnh hưởng kéo theo. Vậy bệnh tuyến giáp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào từng nhóm nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

Bướu giáp nhân, u tuyến giáp lành tính

Bướu giáp lành tính có mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào kích thước khối bướu. Trường hợp khối bướu kích thước lớn sẽ chèn ép lên khí quản (gây khó thở), thực quản (khó nuốt, dễ sặc thức ăn), thanh quản (khó phát âm tròn tiếng, khàn tiếng).

Biến chứng khó nuốt thức ăn trong bệnh u giáp lành tính

Biến chứng khó nuốt thức ăn trong bệnh u giáp lành tính

Suy giáp

Suy giáp có nhiều biến chứng trên hệ tim mạch và sinh sản.

- Trên tim mạch:

Người bị suy giáp dễ gặp phải biến chứng chậm nhịp tim, từ đó lượng máu cung cấp tới tim giảm đi, tăng nguy cơ bị hạ huyết áp.

- Trên sinh sản:

+ Ở phụ nữ có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, mất kinh thứ phát, hiếm muộn.

+ Ở nam giới có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Một số trường hợp có hiện tượng rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục.

Cường giáp

Biến chứng trên tim và mắt là 2 biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp. Cụ thể:

- Biến chứng rung nhĩ

Thống kê cho thấy, có khoảng 25-40% số người trên 60 tuổi bị biến chứng rung nhĩ do cường giáp gây ra. Hậu quả nguy hiểm nhất của rung nhĩ là nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch, đột quỵ não.

- Biến chứng trên mắt 

Khi bị cường giáp, người bệnh sẽ bị cộm mắt, lồi mắt, liệt cơ thị giác gây tình trạng mắt nhìn lên hay liếc ngang không được, thậm chí là mù vĩnh viễn.

Biến chứng mắt lồi trong bệnh lý cường giáp

Biến chứng mắt lồi trong bệnh lý cường giáp

Ung thư tuyến giáp

Chuyên gia nội tiết cho hay: ung thư tuyến giáp là loại ung thư được tiên lượng tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành ung thư tuyến giáp di căn.

Các phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp

Hiện nay trong điều trị bệnh tuyến giáp, người bệnh thường áp dụng các biện pháp như:

Điều trị bằng tây y

Có hai phương pháp chính điều trị bệnh tuyến giáp là:

- Dùng thuốc: Người bị suy giáp sẽ được kê thuốc hormone tổng hợp. Còn trường hợp cường giáp sẽ sử dụng thuốc kháng giáp.

- Phẫu thuật: Với những người mắc u tuyến giáp lành tính kích thước lớn, ung thư tuyến giáp sẽ được chỉ định cắt bỏ khối u.

Cách chữa bệnh tuyến giáp tại nhà hiệu quả

Song song với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể chữa bệnh tuyến giáp tại nhà bằng các bài thuốc dân gian sau đây:

- Cháo ngũ vị tử

Hỗn hợp ngũ vị tử, táo nhân và mạch môn đông (mỗi loại 10g) chắt lấy nước sắc. Hạt sen 20g nấu nhừ để riêng. Nấu khoảng 2-3 bát cháo trắng. Khi cháo chín, cho nước sắc và hạt sen đảo đều. Ăn khoảng 3 lần/tuần.

- Hải tảo tươi

Chuẩn bị 50g hải tảo sạch, thái nhỏ, 1 lít nước và 100g gạo tẻ. Nấu thành cháo nhừ, thêm một chút muối và ăn hết trong ngày.

Ích Giáp Vương - giải pháp mới giúp cải thiện bệnh tuyến giáp hiệu quả và bền lâu

Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh tuyến giáp tại nhà, hiện nay, người bệnh đã có thêm lựa chọn mới trong việc cải thiện các bệnh lý tuyến giáp đơn giản hơn, đó là sử dụng sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm Ích Giáp Vương. Sản phẩm không chỉ giúp thu nhỏ kích thước khối bướu, bình ổn hormone tuyến giáp mà còn giúp phòng ngừa bệnh tuyến giáp tái phát.

Ích Giáp Vương giúp cải thiện các bệnh tuyến giáp hiệu quả

Ích Giáp Vương giúp cải thiện các bệnh tuyến giáp hiệu quả

Thành phần chính trong Ích Giáp Vương là hải tảo rất giàu i-ốt hữu cơ, giúp bổ sung lượng i-ốt bị thiếu hụt trong suy giáp, sau phẫu thuật cường giáp, ung thư tuyến giáp. Các thảo dược khác như lá neem, ba chạc, khổ sâm nam,... giúp bình ổn tuyến giáp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp hiệu quả.

Theo khảo sát của tạp chí kinh tế Việt Nam năm 2022: 97% người bệnh hài lòng về tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp của Ích Giáp Vương. Trong đó, ông Đặng Đức Tạ (Hải Dương) là một trường hợp điển hình. Năm 2018, ông thường xuyên cảm thấy người bị mệt mỏi, không thể làm được việc gì vì mắc cường giáp Basedow. Sau khi dùng Ích Giáp Vương, ông Tạ đã hết mệt mỏi, tinh thần cũng phấn chấn hơn xưa.

Bệnh tuyến giáp có nhiều loại với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau. Bởi vậy, chúng ta cần can thiệp sớm và dự phòng bệnh tiến triển bằng việc tuân thủ dùng thuốc cũng như sử dụng đều đặn sản phẩm Ích Giáp Vương mỗi ngày bạn nhé!

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kim Ngân ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN