Vũ khí tối tân Ấn Độ và Trung Quốc tung vào so kè ở biên giới

Trong căng thẳng biên giới Trung - Ấn, máy bay không người lái (UAV) đóng vai trò quan trọng giúp theo dõi hoạt động điều quân của đối phương ở bên kia chiến tuyến.

UAV BZK-005C do Trung Quốc sản xuất.

UAV BZK-005C do Trung Quốc sản xuất.

Theo SCMP, chính phủ Ấn Độ hôm 15.7, thông báo kế hoạch mua thêm các UAV Heron của Israel. Ngoài ra, Mỹ cũng chào bán UAV MQ-9 Reaper với khả năng trang bị vũ khí.

Trong khi đó, Trung Quốc đang sử dụng rộng rãi UAV trong tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).

Các bức ảnh Trung Quốc công bố hồi đầu tháng này về hoạt động của binh sĩ Ấn Độ ở thung lũng Galwan là do UAV ghi lại.

“UAV có thể dễ dàng xâm nhập vào những nơi con người không thể tới được hoặc những địa điểm quan trọng rất khó tuần tra”, chuyên gia quân sự Zhou Chenming nói.

“Trong cuộc so kè này, Ấn Độ đã tỏ ra lép vế hơn cả về số lượng và chất lượng UAV”, ông Zhou nói.

Israel hiện là nhà cung cấp UAV chính cho quân đội Ấn Độ, bao gồm các phiên bản UAV Heron và UAV Searcher đóng vai trò trinh sát, tấn công. Phiên bản UAV Harop trong các nhiệm vụ truy tìm nguồn phát tín hiệu vô tuyến từ các tổ hợp tên lửa phòng không.

UAV Heron dài 8,5 mét, mang theo vũ khí nặng 250kg, tốc độ di chuyển tối đa 200 km/giờ và hoạt động ở tầm cao tối đa 10.000 mét.

UAV Searcher chỉ có khả năng hoạt động ở tầm cao 6.100 mét, bị giới hạn rất lớn khi hoạt động ở khu vực tranh chấp có độ cao 4.000 mét so với mực nước biển.

Ấn Độ hiện sở hữu khoảng 70 UAV Heron. Năm 2018, một UAV loại này rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc gần cao nguyên Doklam.

Heron là mẫu UAv chủ lực Ấn Độ mua của Israel.

Heron là mẫu UAv chủ lực Ấn Độ mua của Israel.

Ở phía bên kia chiến tuyến, Trung Quốc đã làm chủ công nghệ sản xuất UAV. Phiên bản được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc là UAV GJ-2 đóng vai trò trinh sát/tấn công.

Trung Quốc đã bán cho đồng minh Pakistan 48 UAV loại này với tên gọi Wing Loong II.

GJ-2 dài 11 mét, mang theo vũ khí nặng 480kg. UAV có tốc độ lên tới 380 km/giờ, hoạt động ở độ cao tối đa 9.000 mét.

SCMP đánh giá GJ-2 có đặc tính kỹ thuật chiến đấu vượt trội hơn mẫu Heron mà Ấn Độ đang sử dụng.

Trong cuộc tập trận bắn đạn thật gần đây ở Tây Tạng, quân đội Trung Quốc sử dụng UAV BZK-005C. Mẫu UAV này có thể phóng tên lửa hoặc bom dẫn đường tối đa 300kg.

Không chỉ có UAV, Trung Quốc gần đây còn sử dụng trực thăng mini, hoạt động ở tầm cao vào ban đêm. Lữ đoàn pháo binh Trung Quốc cũng được trang bị UAV riêng để xác định vị trí của mục tiêu cách xa hàng km.

Gần đây, quân đội Trung Quốc còn sử dụng UAV cho các mục đích vận chuyển thực phẩm, thuốc men và đạn dược đến cho vị trí các tiền đồn ở vùng tranh chấp mà các phương tiện di chuyển bình thường không tới được.

“Ấn Độ không tự sản xuất được UAV. Các mẫu UAV tối tân mà họ sở hữu có chi phí đắt đỏ, số lượng hạn chế. Trong cuộc so găng này, UAV của Trung Quốc ở biên giới vượt trội hơn hẳn”, ông Zhou đánh giá.Kiểm soát Thực

Nguồn: [Link nguồn]

Ấn Độ mua thêm 72.000 súng trường tấn công của Mỹ đối phó Trung Quốc

Ấn Độ đã trang bị hàng loạt súng trường tấn công Mỹ sản xuất cho lực lượng đồn trú ở biên giới giáp Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN