Vì sao IS liên tiếp thất thế ở Trung Đông?

Với việc thất bại tại Deir Ezzor của Syria và trước đó là thành phố Mosul của Iraq, tổ chức Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq coi như đã đến giờ "cáo chung". Có nhiều nguyên nhân khiến IS trên đà suy sụp trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu đó là IS đã phạm sai lầm nghiêm trọng về mặt chính trị và quân sự.

Vì sao IS liên tiếp thất thế ở Trung Đông? - 1

Ảnh: AP

Sự ra đời của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)

Đa phần các học giả, chính trị gia và nhà báo của chính phương Tây đều thừa nhận cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq năm 2003 lật đổ Tổng thống Saddam Hussein là nguyên nhân chủ đạo dẫn tới sự ra đời của IS.

Tổng thống Saddam Hussein là dân Hồi giáo dòng Sunni. Chính vì vậy khi Mỹ lật đổ chính quyền Saddam Hussein, dân Hồi giáo dòng Sunni đa mất đi quyền lực và chính bản thân họ là những lực lượng đầu tiên nổi dậy chống sự hiện diện quân sự của Mỹ. Điều này tạo ra khoảng trống quyền lực cho mâu thuẫn giáo phái và chủ nghĩa cực đoan bùng phát.

Đến tháng 10/2004, lãnh đạo phe nổi dậy Hồi giáo dòng Sunni tại Iraq Abu Musab al-Zaqawi đã tuyên bố thành lập tổ chức “Thánh chiến Hồi giáo miền Lưỡng Hà” hay còn gọi với cái tên khác là Al Qaeda ở Iraq (AQI).

Đầu năm 2006, AQI tập hợp nhiều nhóm kháng chiến nổi dậy khác lập ra “Hội dồng Mujahideen Shura”. Tới tháng 6 cùng năm, Không quân Mỹ đã tiêu diệt  al-Zarqawi trong một cuộc không kích vào một ngôi nhà cách Baghdad khoảng 60km về phía Bắc.

Tháng 10/2006, sau khi chấn chỉnh lại cơ cấu và sát nhập thêm các nhóm kháng chiến khác, tổ chức này tự xưng là ISI (Islam State of Iraq, Nhà nước Hồi giáo Iraq). ISI ra tuyên cáo nguyện giải phóng người Hồi giáo Sunni Iraq khỏi “sự áp bức của Hồi giáo Shiite và ngoại bang”, đồng thời tìm cách tách rời sự lệ thuộc vào al-Qaeda và những hành động tấn công khủng bố ở nước ngoài.

Ngày 29/6/2014, sau khi vượt biên đánh tràn sang Iraq và chiếm được những mỏ dầu lớn ở miền Bắc nước này, thủ lĩnh al-Baghdadi đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ của những người Hồi giáo thánh chiến là "lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu", bằng tuyên bố xây dựng “Nhà nước Hồi giáo” và cái tên IS (Islamic State) chính thức ra đời.

Trong một đoạn thu âm được đăng tải trên mạng, thủ lĩnh IS Al-Baghdadi đã tuyên bố thành lập cái gọi là "vương quốc Hồi giáo" trên một vùng lãnh thổ rộng Họ nói nhà nước Hồi giáo này sẽ trải dài từ Aleppo ở miền bắc Syria đến tỉnh Diyala ở đông Iraq. Cũng trong đoạn băng này, các phiến quân yêu cầu tất cả những người Hồi giáo ‘thề trung thành’ với nhà lãnh đạo mới. Họ cũng tuyên bố ‘bác bỏ dân chủ và những thứ rác rưởi khác của phương Tây’.

Quá trình bành trướng lãnh thổ của IS

Sau khi trở thành tổ chức độc lập, IS tập trung xây dựng một "vương quốc Hồi giáo" bằng cách chiêu mộ thành viên. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Cực đoan và Bạo lực Chính trị Thế giới, số lượng chiến binh gia nhập IS lên đến 20.000 người. Số lượng lớn thành viên cùng hàng loạt tội ác đã khiến IS qua mặt al-Qaeda để trở thành nhóm khủng bố đáng sợ nhất thế giới.

Vào thời kỳ IS phát triển đỉnh điểm, tổ chức khủng bố này đã kiểm soát khoảng 50.000 km2 (tương đương lãnh thổ Croatia). Nếu tính cả các khu vực sa mạc ít dân cư và các khu vực IS có thể hoạt động tự do, vùng lãnh thổ IS kiểm soát lên đến 250.000 km2 (tương đương với Vương quốc Anh).

Đặc biệt, tổ chức này đã tiến hành mở rộng lãnh thổ tại Iraq và Syria. Mùa hè năm 2014, IS tràn ngập khắp khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria, gồm thành phố Mosul,Tikrit ở Iraq và tại Syria. Quân đội Iraq chạy trốn. Sau một năm hoành hành, IS đã có một mạng lưới chi nhánh trên toàn cầu trải dài từ Afghanistan tới Tây Phi và trở thành nhóm khủng bố khét tiếng thế giới.

Tại thành trì Iraq. Chỉ trong vòng 3 tháng sau khi tuyên bố đổi tên thành IS, tổ chức này đã chiếm được diện tích một nửa Iraq.

Sở dĩ IS trở lên bành trướng và lớn mạnh nhan chóng là nhờ vào vấn nạn tham nhũng và thừa hưởng nguồn vũ khí rồi dào từ quân đội Iraq. Các chuyên gia tính toán, sau khi bị đánh bật khỏi Mosul, quân đội Iraq đã bỏ lại 40 vạn đơn vị vũ khí cho IS, bao gồm không chỉ vũ khí bộ binh, mà còn nhiều trang bị quân sự hạng nặng, hàng trăm xe quân sự hiện đại. Nhiều thành viên của IS giờ đã được trang bị không kém tiêu chuẩn binh sĩ hiện đại

Tại Syria, nơi mà thủ lĩnh IS, Abu-Bakr al- Baghdadi tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo, tổ chức này thực hiện chiến lược tràn ngập lãnh thổ. Đã có lúc IS đã chiếm tới hơn 50% lãnh thổ Syria.

Sở dĩ IS nhanh chóng nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria và Iraq là do tổ chức này nắm trong tay một khu vực dàu tài nguyên khoáng sản. Theo giới chức tình báo Mỹ và các chuyên gia về tài chính chống khủng bố, lực lượng này có khả năng huy động hơn 2 triệu USD mỗi ngày nhờ nguồn thu từ bán dầu, tống tiền, cướp bóc, thuế và buôn lậu.

Nhờ quyền kiểm soát các khu vực lớn dầu lửa và quyền tiếp cận với các khoản thuế địa phương, Nhà nước Hồi giáo đã có một nguồn thu lớn từ đây.

Ngoài ra, về hệ tư tưởng, tổ chức IS áp dụng các nguyên lý Hồi giáo cổ xưa vào thời  nay, trong đó sử dụng những yếu tố cực đoan nhất, không còn phù hợp với thời nay, hoặc chủ ý bóp méo, xuyên tạc các giáo lý theo hướng phục vụ ý đồ của mình.

Vì sao tổ chức IS ngày càng suy yếu?

Với việc thất bại tại Deir Ezzor của Syria và trước đó là thành phố Mosul của Iraq, tổ chức IS tại Syria và Iraq coi như đã đến giờ "cáo chung". Có nhiều nguyên nhân khiến IS trên đà suy sụp trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu đó là IS đã phạm sai lầm nghiêm trọng về mặt chính trị và quân sự.

Tạo ra quá nhiều kẻ thù là một trong những nguyên nhân hang đấu khiến IS suy yếu. Trước sự bành trướng của IS, ngày càng có thêm nhiều quốc gia, tổ chức tham gia vào tiêu diệt nhóm khủng bố này. Danh sách các lực lượng chống lại IS hiện nay ngoài chính phủ Iraq, Syria, Iran, liên quân do Mỹ cầm đầu và Nga còn có thêm các tổ chức thánh chiến Hồi giáo khác như Mặt trận Nusra (một nhánh của Al-Qaeda) tại Syria. 

Một nguyên nhân khác khiến IS suy sụp đó là IS thường xuyên phản bộ các lực lượng “đồng minh”. Các đồng minh từng đứng bên cạnh IS có các nhóm phiến quân người Sunni, trong đó có những thành viên cũ của đảng Baath ở Iraq dưới thời Saddam Hussein và cả những người trong giới tinh hoa của cộng đồng người Sunni tại Iraq. 

Nhưng khi đạt được những mục tiêu ban đầu, IS nhanh chóng phản bội các lực lượng từng giúp tổ chức này phát triển. Rõ ràng nhất là tuyên bố tái lập “Vương quốc Hồi giáo” mới đây của nhóm này khi Người phát ngôn của IS Abu Muhammad al-Adnani tuyên bố rằng “tính hợp pháp của mọi tiểu vương, nhóm, nhà nước và tổ chức sẽ trở nên vô nghĩa khi quyền lực của Nhà nước Hồi giáo được mở rộng”. Tuyên bố cho thấy IS tin rằng chúng có thể tiếm quyền của các đồng minh đã cùng sát cánh với chúng trong những ngày đầu mới thành lập.

Đặc biệt, vào đầu tháng 8/2014, IS còn phạm mội sai lầm nghiêm trọng về mặt quân sự và chính trị khi bất ngờ xâm nhập lãnh thổ người Kurd ở Iraq và tiến hành một chiến dịch diệt chủng và nô dịch chống lại cộng đồng người Yazidi.

Ngoài ra, sự tàn bạo của IS cũng khiến nhóm này bị cô lập trong chính khu vực hoạt động của chúng. Lực lượng chống lại IS ở khu vực, trong đó có người Hồi giáo Sunni, đang nổi dậy tại Mosul và Anbar. Trước đó, đã nổ ra một cuộc nổi dậy chống lại IS tại thị trấn Dayr al-Zawr của Syria. Mặc dù, cuộc nổi dậy này đã bị IS đàn áp nhưng chắc chắn người dân địa phương sẽ đứng lên một khi IS suy yếu. 

Một trong những nguyên nhân khiến IS liên tiếp thất bại trong thời gian qua, đặc biệt là tại Syria là do có sự “phối hợp” giữa liên quân chống IS do Mỹ cầm đầu và Nga. Trong đó chiến dịch không kích của Mỹ và lực lượng hàng không vũ trụ Nga tại Syria đã phá hủy nhiều nguồn lực tài chính và quân sự của IS, trong đó, đáng kể nhất là các nhà máy lọc dầu, trang thiết bị quân sự do IS kiểm soát.

Trong chiến dịch giải phóng Deir el-Zour vừa qua, Nga và Mỹ dường như đã có sự thỏa thuận ngầm khi cùng nhau dồn IS vào một khu vực có diện tích nhỏ hơn tại Đông Syria chuẩn bị cho những trận đánh quyết định. 

Mặc dù lãnh thổ “Vương quốc Hồi giáo” đã bị phá hủy và dường như kết cục cuối cùng của IS chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, còn quá sớm để đánh giá như vậy. Bởi tư tưởng của IS vẫn tồn tại, và chiến thuật quân sự của IS hiện nay là tránh thất bại bị trả giá đắt.

Nếu các lực lượng chống IS đặc biệt là Mỹ và Nga không tìm được tiếng nói chung tại Syria thì sẽ rất khó nói đến chuyện chống IS triệt để. Và điều đó sẽ càng mở ra không gian mới cho IS tái tập hợp và trỗi dậy. 

Nga dội bom, “nướng chín” 4 chỉ huy cấp cao khủng bố IS

Đợt không kích dữ dội của chiến đấu cơ Nga ở Deir ez-Zor đã tiêu diệt 4 chỉ huy cấp cao Nhà nước Hồi giáo tự xưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Thức (Tiền Phong)
Phiến quân Hồi giáo IS Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN