Vị phi tần tai tiếng bậc nhất lịch sử Trung Quốc khiến cả Nam triều hỗn loạn

Vì quá xinh đẹp, Trương Lệ Hoa từ chỗ được hoàng đế sủng ái bậc nhất, cuối cùng phải nhận kết cục hương tiêu ngọc vẫn.

Thời kỳ Nam Bắc triều (420 – 589) ở Trung Quốc là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử. Trương Lệ Hoa là một mỹ nhân nổi danh từng sống trong giai đoạn này.

Trương Lệ Hoa xuất thân từ một gia đình binh gia, nhưng do biến cố nên gia đình sạt nghiệp. Để kiếm kế sinh nhai, cha và anh trai cô làm nghề đan chiếu để kiếm sống.

Trong thời đại đầy bất ổn, chỉ dựa vào nguồn thu nhập ít ỏi như vậy thì không đủ sống. Năm lên 10 tuổi, Trương Lệ Hoa được gửi vào cung, trở thành thị nữ. Cô được sắp xếp làm thị nữ cho thái tử nhà Trần ở Trung Hoa là Trần Thúc Bảo.

Trương Lệ Hoa xinh đẹp như trong tranh vẽ. Ảnh minh hoạ

Trương Lệ Hoa xinh đẹp như trong tranh vẽ. Ảnh minh hoạ

Trương Lệ Hoa được các tài liệu lịch sử Trung Quốc mô tả là người vô cùng xinh đẹp: “Da trắng như tuyết, mắt tròn đen láy, thân hình toát lên vẻ thanh tú". Mái tóc của Lệ Hoa dài đen, bóng mượt, lông mày sắc nét như tranh vẽ. Ngoài ra, bà còn có trí nhớ hơn người và vô cùng nhanh nhạy

Vào cung không được bao lâu, thái tử tình cờ chạm mặt Lệ Hoa, lập tức cảm mến và say mê sắc đẹp động lòng người của bà, lập bà làm thiếp.

Năm Thái Kiến thứ 5 (575), Trương Lệ Hoa sinh hạ người con trai thứ tư cho Thái tử, đặt tên là Trần Thâm. Không lâu sau, Lệ Hoa lại sinh hạ người con thứ 8 là Trần Trang. Vừa được sủng ái lại có điểm tựa là 2 đứa con, vị trí trong cung của Trương Lệ Hoa ngày càng được củng cố hơn nữa

Khi Trần Thúc Bảo kế vị, trở thành hoàng đế nước Trần, Trương Lệ Hoa được phong là quý phi, quyền lực rất lớn, thậm chí còn qua mặt cả hoàng hậu. Khi Trần Thúc Bảo bị thương, ngay cả hoàng hậu ông cũng không gặp, chỉ để một mình quý phi Trương Lệ Hoa hầu hạ, đủ thấy vị mỹ nhân này được sủng ái cỡ nào.

Trương Lệ Hoa được hết mực sủng ái. Ảnh minh hoạ

Trương Lệ Hoa được hết mực sủng ái. Ảnh minh hoạ

Chưa dừng lại ở đó, Trần Thúc Bảo còn hoang đường đến mức dẫn theo cả Trương Lệ Hoa lâm triều. Vốn từ trước đã quy định, hậu phi tuyệt đối không được tham gia vào triều chính, nếu như vi phạm chém chết không tha. Thế nhưng thời kỳ đó thiên hạ đại loạn, cung quy cũng không còn nghiêm ngặt được nữa.

Trương Lệ Hoa có trí nhớ rất tốt, hơn nữa bà còn rất biết quan sát tâm trạng của người xung quanh. Bởi vậy mọi những buồn vui của hoàng đế bà đều có thể nắm bắt và chiều theo. Vì vậy, hoàng đế càng coi bà như bảo bối và mọi việc đều nghe theo, thậm chí có nhiều việc phải để cho Trương Lệ Hoa quyết định.

Trương Lệ Hoa còn biết các thuật cầu đảo, mê tín, thường mời các Nữ sĩ vào cung lập đàn tế tự, mê hoặc hoàng đế tin vào những điều kỳ bí. Do đó, hoàng đế càng tin tưởng Lệ Hoa không ngừng, thường cho Lệ Hoa can dự triều chính.

Càng về sau, hoàng đế càng bỏ bê triều chính, các quan tấu sớ đều phải qua hoạn quan Thái Lâm Nhân và Lý Thiện Độ,mà cả hai vị quan này đều chịu sự chi phối của Trương Lệ Hoa. Hoàng đế ngày càng lún sâu vào hưởng lạc, quyết định có việc gì thì Trương Lệ Hoa có thể tự quyết định, sau đó hãy bẩm báo cho mình cũng được. Do đó, trong ngoài đều do lệ Hoa quyết định, bà ta tùy tiện phong tước, nhận hối lộ, kéo bè kết phái,... làm cho quốc sự Nam triều nhanh chóng hỗn loạn và suy yếu.

Lệ Hoa khiến cả  quốc sự Nam triều nhanh chóng hỗn loạn. Ảnh minh hoạ

Lệ Hoa khiến cả  quốc sự Nam triều nhanh chóng hỗn loạn. Ảnh minh hoạ

Sau này, do sự hồ đồ của Trần Thúc Bảo đã làm bùng lên sự bất mãn của nhiều đại thần trong triều khiến tất cả bọn họ muốn lật đổ ngai vàng. Năm 589, nhà Tùy đánh Nam triều, Trần Thúc Bảo khi đó cùng với Trương Lệ Hoa nhảy xuống một cái giếng cạn ở Ngự Uyển để trốn nhưng vẫn bị tìm thấy.

Các tướng lĩnh nhà Tùy đều nói rằng cần phải giết Trương Lệ Hoa bởi vì bà có nhan sắc hút hồn. Tất cả đều đồng ý rằng phải giết Trương Lệ Hoa để diệt trừ hậu họa sau này. Cuối cùng, Trương Lệ Hoa bị giết chết, khi đó bà chỉ mới 30 tuổi.

Nguồn: [Link nguồn]

Kinh ngạc hậu cung vua chúa Trung Hoa: 2 vạn phi tần phục vụ một hoàng đế 

Số lượng phi tần phục vụ hoàng đế ở hậu cung có sự khác biệt qua các triều đại. Vào thời nhà Hán, con số phi tần có thể lên tới 20.000 người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN