U22 Việt Nam – U22 Singapore: Vì đâu đối thủ sa sút không phanh?

Sự kiện: SEA Games 32

Được mệnh danh là những chú sư tử (The Young Lions), đội tuyển Singapore ngày nay chỉ còn là cái bóng của chính mình trong quá khứ với những kết quả bết bát ở cả cấp độ đội tuyển và đội trẻ.

U22 Singapore tham dự SEA Games 30 với đội hình đa phần là các cầu thủ bán chuyên nghiệp.

U22 Singapore tham dự SEA Games 30 với đội hình đa phần là các cầu thủ bán chuyên nghiệp.

Tại bảng B môn bóng đá nam trong khuôn khổ SEA Games 30, U22 Singapore hiện đang là một trong những đội có màn trình diễn tệ hại nhất, khi thi đấu 3 trận mà không ghi nổi một bàn nào. Cánh cửa đi tiếp gần như đã chắc chắn đóng lại với những chú sư tử.

Cách đây vài ngày HLV U22 Singapore, Fandi Ahmad thẳng thắn chỉ ra vấn đề hiện tại của bóng đá Singapore, theo Strait Times. “Phần lớn cầu thủ của chúng tôi đều là những người đi làm bán thời gian, đi học hoặc làm viên chức nhà nước nên không thể đòi hỏi nhiều. Chúng tôi luôn phải đợi tới tối muộn, đến 7 giờ tối mỗi ngày để tập trung tham gia tập luyện”.

Đối đầu với U22 Việt Nam vào tối ngày 3.12, HLV Fandi Ahmad thẳng thắn nhìn nhận: “Đó là một tập thể xuất sắc, sở hữu nhiều cầu thủ ở đẳng cấp hàng đầu khu vực. Họ giàu kinh nghiệm thi đấu, bản lĩnh và luôn biết vượt qua những thời điểm thách thức nhất. Cách chơi của Việt Nam cho thấy họ là một tập thể trưởng thành và chuyên nghiệp. Những cá nhân biết tỏa sáng đúng lúc và luôn có nhiều phương án trong từng trận. Điều mà Singapore không có được”.

Người dân sính ngoại

Kết quả khảo sát đầu năm nay của công ty du lịch Expedia Group đối với  500 người hâm mộ bóng đá ở Singapore cho thấy đa số người dân ra nước ngoài xem bóng đá, hơn là cổ vũ đội nhà, theo Business Insider.

47% thừa nhận họ từng giả bộ chọn một địa điểm nghỉ dưỡng lãng mạn ở nước ngoài với người yêu chỉ để tranh thủ xem một trận bóng đá có đội bóng mình ưa thích.

Cổ động viên Singapore thích xem ngôi sao hàng đầu thế giới chơi bóng hơn là đội nhà.

Cổ động viên Singapore thích xem ngôi sao hàng đầu thế giới chơi bóng hơn là đội nhà.

Ước tính 94% từng ra nước ngoài để trực tiếp theo dõi một trận cầu. Trung bình, mỗi người đã đặt chân tới 2,7 quốc gia trên thế giới. 76% đối tượng khảo sát lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của mình xung quanh các sự kiện thể thao, trong khi 46% thừa nhận từng thay đổi kế hoạch du lịch để không bỏ lỡ trận đấu bóng đá.

Khi được hỏi về sân vận động nào mà bạn muốn đến xem bóng đá nhất, các cổ động viên Singapore nói đã là sân Old Trafford của CLB Manchester United (29%), sân Anfield của Liverpool (20%) và sân vận động quốc gia Wembley của Anh (14%).

Cầu thủ mà người hâm mộ bóng đá ở đảo quốc sư tử muốn "kết bạn" nhất trong một kỳ nghỉ là Lionel Messi và Cristiano Ronaldo với cùng 20% số lượt lựa chọn. Hai danh thủ Mohamed Salah và Neymar cùng xếp ở vị trí thứ 2 với 10% số phiếu bầu.

Chỉ còn là hào quang quá khứ

Bình luận về bóng đá Singapore trên tờ Storm-Asia, tác giả Thusitha de Silva nhắc lại những năm tháng đỉnh cao vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980. Những thế hệ thanh niên Singapore đam mê bóng đá ngày đó, nhiều người đến nay đã 40, ngoài 50 tuổi, vẫn hẹn gặp nhau thi đấu.

“Tình yêu với trái bóng tròn vẫn chảy trong huyết quản họ dù cơ thể họ đã không còn nhanh nhẹn như tâm trí. Chấn thương cơ bắp diễn ra cơm bữa, đặc biệt là với những người quên rằng họ không ở độ tuổi thanh niên như xưa”, tác giả Silva viết.

Sau trận đấu, những người bạn già cùng ngồi với nhau uống bia, chia sẻ về trận thi đấu vừa qua, những bàn thắng những tình huống ấn tượng. Điều đó trái ngược với nghịch cảnh của bóng đá Singapore.

Ở cả cấp độ đội tuyển và đội trẻ, bóng đá Singapore đã trải qua những chuỗi trận dài không biết thắng.

Các bậc phụ huynh Singapore không muốn con mình theo nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp.

Các bậc phụ huynh Singapore không muốn con mình theo nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp.

Ở thời kỳ đỉnh cao, bóng đá Singapore đã sản sinh ra những huyền thoại như Dollah Kassim, S Rajagopal, Samad Allapitchay, Mat Noh và Quah Kim Song cùng với chức vô địch Malaysia Cup không thể nào quên.

Ngày nay, nhiều trẻ em vẫn chơi bóng trong các trường đào tạo bóng đá mọc lên khắp Singapore, nhưng dường như chỉ là tự phát. Bóng đá không còn hiện diện ở khắp nơi như trước.

Tác giả Silva cho biết, các bậc phụ huynh Singapore có xu hướng buộc con cái tập trung vào ngành nghề nghiên cứu thay vì thể thao. Họ muốn con cái trở thành kỹ sư hoặc bác sĩ hơn là nuôi giấc mơ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp.

Trong quá khứ, trẻ em thường ra ngoài vui chơi, đặc biệt là bóng đá. Ngày nay, tình trạng bê tông hóa ở Singapore khiến việc tìm địa điểm chơi bóng khó khăn hơn. Trẻ em ngày nay dường như bị thu hút bởi các game chơi trong nhà hơn là các trò chơi vận động ngoài trời.

Tác giả Silva cho rằng cần phải khôi phục niềm đam mê chơi bóng từ thế hệ trẻ, từ đó sẽ tạo ra những lứa cầu thủ mới kiệt xuất. Dĩ nhiên, sự thay đổi không thể diễn ra một sớm một chiều, thậm chí mất nhiều năm trời, vì bóng đá Singapore đang sa sút xuống mức thảm hại.

Với đội tuyển U22 Singapore tham dự SEA Games 30, có lẽ nhiều cầu thủ đang cảm thấy nóng lòng muốn thực hiện xong nghĩa vụ để quay về nhà tiếp cục công việc hàng ngày – sự nghiệp chính giúp họ kiếm ra tiền.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Thái Lan bất ngờ trước chiến thắng kịch tính của U22 Việt Nam

U22 Việt Nam lội ngược dòng đánh bại U22 Indonesia với tỉ số 2-1 đã khiến người Thái chú ý và U22 Việt Nam cũng là đội...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN