Trung Quốc sẽ không bao giờ lặp lại chiến tranh biên giới với Ấn Độ?

Dù sở hữu một đội quân hùng mạnh cả về số lượng quân nhân và vũ khí nhưng Trung Quốc sẽ không chọn phương án tấn công quân sự Ấn Độ để chấm dứt tình trạng tranh chấp biên giới trên cao nguyên Doklam. Vậy lý do là gì?

Theo tạp chí The Diplomat, bản báo cáo hồi tháng Bảy của Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đã thực sự khiến không ít người cảm thấy bị sốc trước năng lực sẵn sàng chiến đấu của quân đội Ấn Độ trước binh sĩ Trung Quốc.

Việc binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đối đầu căng thẳng ở cao nguyên Doklam nằm giữa ngã ba bang Sikkim-Bhutan-Tây Tạng là hoàn toàn có thể. Thậm chí, truyền thông Trung Quốc còn đưa ra khả năng xảy ra một cuộc chiến giữa hai nước. Trong thời gian qua, các tờ báo in tại Trung Quốc cũng đã cho đăng hơn 140 bài báo cáo buộc Ấn Độ là "kẻ xâm lược" đồng thời cảnh báo những hậu quả khủng khiếp Ấn Độ sẽ phải gánh chịu nếu như không chịu đơn phương rút quân khỏi khu vực tranh chấp.

Trung Quốc sẽ không bao giờ lặp lại chiến tranh biên giới với Ấn Độ? - 1

Đối đầu quân sự là phương án cả Ấn Độ và Trung Quốc không muốn lựa chọn để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở cao nguyên Doklam

Trung Quốc cũng từ chối tất cả các giải pháp ngoại giao từ phía Ấn Độ để giải quyết tranh chấp hiện nay.

Ấn Độ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc?

Vậy liệu quân đội Ấn Độ đã sẵn sàng chiến đấu nếu Trung Quốc quyết định dùng vũ lực để giành lại quyền kiểm soát Doklam? Theo nhà bình luận chính trị K.S. Venkatachalam, bản báo cáo được CAG trình lên quốc hội Ấn Độ hôm 21/7 đã là câu trả lời chính xác nhất cho năng lực chiến đấu của quân đội nước này trước một đội quân hùng mạnh như Trung Quốc.

Trong bối cảnh đang xảy ra căng thẳng ngoại giao với cả với Pakistan và Trung Quốc, CAG đã chỉ ra những lỗi nghiêm trọng trong hoạt động bảo dưỡng các máy bay vận tải IL-76, nâng cấp các thế hệ chiến đấu cơ cũng như độ tin cậy của các hệ thống tên lửa. 

Quân đội Ấn Độ từng tuyên bố muốn sở hữu 42 phi đội chiến đấu cơ tương đương 750 chiếc để bảo vệ đất nước khỏi cuộc tấn công hai gọng kìm từ phía Trung Quốc và Pakistan. Tuy nhiên, khi các máy bay chiến đấu MiG-21 được Ấn Độ sử dụng từ thập niên 60 sớm về hưu, thì tới năm 2032, Ấn Độ sẽ chỉ còn 22 phi đội. Thậm chí, trong một bản báo cáo được công bố hồi tháng Hai, phi đội chiến đấu cơ già nua của Ấn Độ đã phải chứng kiến số vụ tai nạn đáng báo động khi trong 4 năm qua đã xảy ra tới 39 vụ rơi máy bay.

Cũng theo bản báo của CAG, 80 hệ thống tên lửa của Tập đoàn Bharat Electronics Limited cùng 30% hệ thống tên lửa Akash đã thất bại trong các cuộc thử nghiệm cơ bản. Cụ thể, "những tên lửa này có tầm bắn ngắn hơn và tốc lực thấp hơn so với yêu cầu để hoạt động trong các đơn vị chiến đấu chủ lực", theo CAG.

Phản ứng trước bản báo cáo của CAG, Không quân Ấn Độ cho hay: "Hoạt động thay thế các tên lửa gặp lỗi kỹ thuật đang được tiến hành". 

Tuy nhiên, CAG còn chỉ ra rằng mặc dù chính phủ Ấn Độ thông báo hồi năm ngoái rằng, quốc gia này có thể triển khai các tên lửa Akash tới 6 vị trí được chọn sẵn ở gần biên giới Trung - Ấn để tăng khả năng phòng thủ, là hoàn toàn không đúng sự thật. Cũng theo CAG, tỷ lệ tên lửa gặp trục trặc kỹ thuật của Ấn Độ còn cao hơn cả tiêu chuẩn của quốc tế.

Có thể nói, bản báo cáo của CAG đã trở thành "gáo nước lạnh" cho sáng kiến "Made in India" (Được sản xuất tại Ấn Độ) của Thủ tướng Narendra Modi nhằm giảm sự phụ thuộc của quốc gia này vào ngành nhập khẩu vũ khí.

Trong khi đó, hồi đầu tháng Sáu, Tổng Tư lệnh Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat tuyên bố "quân đội nước này đã hoàn toàn sẵn sàng cho hơn 2 mặt trận chiến đấu". Nhưng bản báo cáo của CAG đã chứng minh tuyên bố của Tướng Rawat chỉ là "khoa trương". Quan trọng nhất theo CAG, kho đạn của Ấn Độ hiện chỉ đủ phục vụ quân đội chiến đấu trong 10 ngày. 

Trung Quốc sẽ không bao giờ lặp lại chiến tranh biên giới với Ấn Độ? - 2

Trung Quốc hiện đang áp đảo Ấn Độ cả về số lượng quân nhân và vũ khí.

Trung Quốc sẽ tấn công Ấn Độ?

Về phần mình, Trung Quốc có thể đã biết được những thông tin liên quan tới bản báo cáo của CAG. Đây cũng có thể là lý do khiến Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nếu còn tiếp tục duy trì binh sĩ ở cao nguyên Doklam.

Trong tình hình hiện nay, sức mạnh quân sự thực sự là ưu thế của Trung Quốc. So với Ấn Độ, Trung Quốc hơn hẳn cả về số lượng binh sĩ và vũ khí. Cụ thể, so với Ấn Độ, Trung Quốc có đội quân gần 1 triệu quân, có số lượng tàu ngầm và xe tăng lớn gấp 5 lần, có số máy bay chiến đấu lớn gấp đôi và số tàu chiến cũng nhiều hơn gần gấp đôi. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc cũng nhiều hơn gấp 3 lần so với Ấn Độ. Ngoài ra, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 152 tỷ USD trong khi Ấn Độ chỉ là 51 tỷ USD.

Tuy nhiên, với ưu thế quân sự, không có nghĩa Bắc Kinh muốn tấn công quân sự Ấn Độ. Mối quan hệ thương mại lớn với New Delhi sẽ khiến Trung Quốc là bên chịu thiệt hại nếu chọn cách tấn công Ấn Độ dù là cuộc chiến tranh có quy mô như thế nào. Hơn thế, do hai nước cùng sở hữu năng lực hạt nhân, Ấn Độ có thể chọn phương án tấn công hạt nhân nếu như Trung Quốc cố tình tấn công Ấn Độ. Sự hung hăng của Trung Quốc còn có thể đẩy Ấn Độ vào vòng xoáy trở thành thành viên chính thức trong trục liên minh Mỹ - Nhật như điều động lực lượng tàu chiến tới Biển Đông. Nói cách khác, Trung Quốc hiểu rằng họ không thể chiến thắng Ấn Độ khi mà quốc gia này đang được một nhà lãnh đạo quả quyết như Thủ tướng Modi chèo lái. 

Kể từ khi chính thức trở thành nhà lãnh đạo Ấn Độ, ông Modi đã từng bước tăng cường sức mạnh cho lục quân, không quân và hải quân quốc gia. Mới đây, chính phủ Ấn Độ đã quyết định chi 416 tỷ USD cho kế hoạch cải thiện và hiện đại sức mạnh quân đội có thời hạn 5 năm. Đây là chiến lược giúp Ấn Độ có thể đối phó với bất cứ cuộc chiến nào mà các quốc gia láng giềng phát động.

Tuy nhiên, trước khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội như hiện nay, chiến tranh không phải là phương án mà Ấn Độ lựa chọn. Nói cách khác, Ấn Độ cần giải quyết các tranh chấp chủ quyền bằng con đường đối thoại. Và trong hoàn cảnh hiện nay khi Trung Quốc đang cố gắng cân bằng cán cân quyền lực với Mỹ, một cuộc chiến với Ấn Độ sẽ gây ra những tác động tiêu cực lớn cho uy tín của Bắc Kinh trong khu vực. Đây là lý do khiến hai nhà lãnh đạo Trung - Ấn sẽ chọn con đường đối thoại để giải quyết cuộc xung đột ở Doklam trong thời gian tới.

Trung Quốc - Ấn Độ đều đã sẵn sàng cho chiến tranh

Trung Quốc và Ấn Độ đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu những nỗ lực đàm phán ở biên giới không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN