Triều Tiên có bao nhiêu UAV, phát triển từ bao giờ?

Triều Tiên đã đầu tư vào chương trình phát triển máy bay không người lái trong hơn 30 năm qua, sở hữu những mẫu máy bay với kích thước khác nhau, có thể mang vũ khí và thâm nhập sâu trong lãnh thổ đối phương.

UAV Triều Tiên xuất hiện trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng năm 2015.

UAV Triều Tiên xuất hiện trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng năm 2015.

Hôm 26/12, Triều Tiên phóng 5 máy bay không người lái (UAV) sang lãnh thổ Hàn Quốc. Các UAV này hoạt động trong suốt 5 giờ và sau đó quay về Triều Tiên sau những nỗ lực đánh chặn thất bại của Hàn Quốc. 

Do Hàn Quốc đánh chặn thất bại, hiện vẫn chưa rõ mẫu UAV Triều Tiên sử dụng là loại nào. Một UAV được cho là đã xâm nhập sâu trong lãnh thổ Hàn Quốc, bay tới vùng thủ đô Seoul.

Điều này đặt ra dấu hỏi về khả năng bảo vệ không phận của Hàn Quốc trước các UAV đến từ Triều Tiên.

Theo các ước tính mới nhất, Triều Tiên được cho là sở hữu khoảng 1.000 UAV các loại, có thể đóng vai trò tấn công cảm tử hoặc làm nhiệm vụ trinh sát.

Bên cạnh chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, UAV Triều Tiên vừa đóng vai trò đe dọa các mục tiêu chiến lược của Hàn Quốc, vừa tham gia trinh sát và chỉ thị mục tiêu cho pháo binh.

Cuộc xung đột ở Ukraine diễn ra trong hơn 10 tháng qua đã cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của UAV trong môi trường tác chiến hiện đại.

Nguồn gốc chương trình phát triển UAV của Triều Tiên

Triều Tiên được cho là từng mua các mẫu UAV Tu-143 từ Syria.

Triều Tiên được cho là từng mua các mẫu UAV Tu-143 từ Syria.

Theo nhà nghiên cứu quốc phòng Joseph Bermudez, Triều Tiên sở hữu mẫu UAV đầu tiên từ Trung Quốc trong giai đoạn năm 1988 - 1990. Triều Tiên bắt đầu phát triển UAV trong giai đoạn này khi Hàn Quốc tuyên bố xây dựng phi đội UAV.

Đến cuối năm 1993, Triều Tiên đã có thể tự sản xuất mẫu UAV Xian ASN-104 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bình Nhưỡng gọi UAV này là Panghyon. Sau này, Triều Tiên tiếp tục nâng cấp và sản xuất phiên bản Panghyon-2.

Năm 1994, Triều Tiên mua UAV trinh Tu-143 từ quân đội Syria. Đây là mẫu UAV trang bị động cơ phản lực có nguồn gốc từ thời Liên Xô. 

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, Kiev hiện đang sử dụng phiên bản UAV Tu-141 với tầm bay tối đa 1.000km. Khác với phiên bản Tu-141, UAV Tu-143 chỉ có tầm bay khoảng 200km.

Mẫu UAV Pchela-1T.

Mẫu UAV Pchela-1T.

Triều Tiên sau đó mua 10 UAV Pchela-1T từ Nga. Phiên bản xuất khẩu của mẫu UAV này còn được gọi là Shmel-1. UAV này được điều kiện bằng sóng vô tuyến nhưng không có khả năng bay đêm.

Năm 2001, trong chuyến thăm Nga, nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Kim Jong Il đã bày tỏ mong muốn mua thêm các UAV Pchela. Cũng thời điểm, Viện nghiên cứu của Nga đã phát triển phiên bản Pchela-1IK với bộ điều khiển hồng ngoại, giúp bổ sung thêm khả năng bay đêm.

Triều Tiên đưa UAV vào chiến lược quân sự

Năm 2005, tình báo Hàn Quốc thu thập thông tin cho thấy Triều Tiên muốn chuyển bộ chỉ huy quân sự xuống hầm ngầm trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Hoạt động trinh sát và cung cấp thông tin sẽ do các vệ tinh và UAV thực hiện.

Khi đó, Hàn Quốc tỏ ra hoài khi, không tin rằng Triều Tiên có đủ số lượng UAV cần thiết. Hàn Quốc lần đầu phát hiện Triều Tiên sử dụng UAV vào năm 2010, khi một UAV không xác định lộ diện ở đường ranh giới trên biển Hoàng Hải.

Chiếc UAV này được sử dụng để cung cấp tọa độ cho pháo binh Triều Tiên khai hỏa, cũng như thử phản ứng của các đơn vị Hàn Quốc. Hàn Quốc khi đó cho rằng, mẫu UAV mà Triều Tiên sử dụng là Tu-143.

Tháng 2/2012, Hàn Quốc trích dẫn nguồn tin tình báo cho biết Triều Tiên phát triển mẫu UAV tấn công dựa trên phiên bản MQM-107 Streaker của Mỹ.

Triều Tiên phát triển UAV dựa trên nguyên mẫu MQM-107 do Mỹ sản xuất.

Triều Tiên phát triển UAV dựa trên nguyên mẫu MQM-107 do Mỹ sản xuất.

UAV được Triều Tiên mua từ một quốc gia Trung Đông, có thể là Syria hoặc Ai Cập. Mẫu UAV này xuất hiện trong cuộc duyệt binh của Triều Tiên vào tháng 3/2012.

Năm 2013, truyền hình Triều Tiên đăng bản tin cho thấy UAV cất cánh và lao thẳng vào một mục tiêu trên không. Một UAV khác tấn công mục tiêu ở trên núi.

UAV - vũ khí trong tác chiến hiện đại

Tháng 4/2014, Hàn Quốc lần đầu tiên phát cảnh báo về UAV Triều Tiên, khi 3 chiếc được tìm thấy trong lãnh thổ Hàn Quốc. Đây là các UAV trinh sát có nhiệm vụ chụp ảnh cơ sở chiến lược của Hàn Quốc và có thể rơi do hết nhiên liệu.

Theo đánh giá, mẫu UAV mà Triều Tiên sử dụng khi đó là Sky-09 do Trung Quốc sản xuất và UAV UV10 do Triều Tiên phát triển. Đến lúc này, Hàn Quốc mới nghi ngờ UAV Triều Tiên đã nhiều lần xâm nhập lãnh thổ nhưng không bị phát hiện.

Hàn Quốc hai lần ngăn chặn UAV Triều Tiên thất bại, lần lượt vào ngày 22 và 24/8/2015.

Năm 2017, Triều Tiên đượcc cho là điều một máy bay không người lái được trang bị camera qua biên giới, chụp ảnh một căn cứ quân sự ở Hàn Quốc vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

UAV Triều Tiên từng xâm nhập lãnh thổ Hàn Quốc vào các năm 2014 và 2017.

UAV Triều Tiên từng xâm nhập lãnh thổ Hàn Quốc vào các năm 2014 và 2017.

Kể từ năm 2017, chương trình phát triển UAV của Triều Tiên ít được quan tâm, nhường chỗ cho vụ thử hạt nhân thứ 6 vào ngày 3/9/2017. Những năm sau, Triều Tiên liên tục công bố các tên lửa đạn đạo tầm xa mới, bao gồm tên lửa "quái vật" Hwasong-17 nặng hơn 80 tấn.

Trong vụ UAV Triều Tiên xâm nhập lãnh thổ Hàn Quốc ngày 26/12, radar và công nghệ gây nhiễu là chìa khóa lý giải vì sao Hàn Quốc không thể đánh chặn dù chỉ một UAV.

Theo Asia Times, quân đội Hàn Quốc có lẽ đã không thể phân biệt được UAV Triều Tiên và các vật thể khác như chim bay, nên phải điều máy bay và trực thăng quân sự.

Thay vì sử dụng các vũ khí tác chiến điện tử, máy bay Hàn Quốc lại bắn hơn 100 quả đạn pháo và tất cả đều trượt mục tiêu. Không rõ phi công Hàn Quốc có thực sự nhìn thấy UAV Triều Tiên hay không, hay khai hỏa dựa vào tín hiệu từ radar.

Nhìn chung, năng lực chống UAV, đặc biệt là UAV cỡ nhỏ của Hàn Quốc đang tỏ ra cực kỳ kém hiệu quả, tạo ra lỗ hổng để Triều Tiên khai thác, Asia Times nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Thách thức Hàn Quốc đối mặt sau vụ loạt UAV Triều Tiên xâm nhập lãnh thổ

Vụ 5 máy bay không người lái Triều Tiên xâm nhập lãnh thổ Hàn Quốc gần đây đặt ra những thách thức mới với Seoul, khi các chiến lược đối phó Bình Nhưỡng lâu nay chỉ nhằm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN