Tiết lộ lý do TQ vội "xuống thang" với Ấn Độ sau đụng độ chết người ở biên giới

Trung Quốc không muốn đề cập chi tiết đến cuộc đụng độ chết người ở biên giới Trung-Ấn, muốn hạ thấp căng thẳng càng sớm càng tốt trước cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Mỹ ở Hawaii, các nhà quan sát cho biết.

Các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều làn ẩu đả kể từ tháng 5.

Các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều làn ẩu đả kể từ tháng 5.

Theo SCMP, trong khi New Delhi thông báo 20 quân nhân nước này thiệt mạng trong cuộc đụng độ tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ, Bắc Kinh không đề cập đến thương vong.

Phía Ấn Độ cho rằng Trung Quốc có 43 quân nhân thương vong. Đại tá Zhang Shuili, phát ngôn viên Chiến khu miền Tây, xác nhận rằng cuộc đụng độ ở thung lũng Galwan có dẫn đến thương vong của cả hai bên, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng thông báo “hai nước nhất trí giải quyết bất đồng thông qua đối thoại”. Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh rất “nhạy cảm” với con số thương vong của quân nhân và việc cung cấp thông tin này cần được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt, với tư cách là Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC).

Bắc Kinh cũng rất không hài lòng khi cuộc đụng độ xảy ra vài ngày trước cuộc gặp quan trọng giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Hawaii, nguồn tin giấu tên nói trên SCMP.

“Trung Quốc muốn hạ nhiệt căng thẳng ngay trước cuộc gặp của quan chức Mỹ-Trung, được ấn định vào ngày 18.6”, nguồn tin nói. “Nhưng nếu các quốc gia khác muốn lợi dụng tranh chấp biên giới thì binh sĩ Trung Quốc sẽ đáp trả thích đáng”.

Một nguồn tin khác của quân đội Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh rất cẩn trọng với cuộc đụng độ xảy ra ở thung lũng Galwan, vì đây là chiến trường chính trong cuộc chiến biên giới Trung-Ấn năm 1962.

Bắc Kinh đã lường trước rằng đụng độ xảy ra ở khu vực nhạy cảm sẽ khiến làn sóng phản đối Trung Quốc gia tăng ở Ấn Độ, nguồn tin nói thêm.

Wang Dehua, chuyên gia về Ấn Độ tại Viện Nghiên cứu Quốc tế ở Thượng Hải, nói Bắc Kinh không muốn gây chiến với New Delhi.

“Tranh chấp biên giới Trung-Ấn ảnh hưởng đến cả quan hệ Trung Quốc-Pakistan và chiến lược của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”, ông Wang nói. “Trung Quốc không muốn làm tình hình bất ổn, nhưng luôn chuẩn bị cho mọi tình huống”.

Zhou Chenming, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, cùng đồng tình rằng Bắc Kinh đang tỏ ra kiềm chế nhưng cũng sẵn sàng hành động, thông qua cuộc tập trận rầm rộ ở Tây Tạng hôm 16.6.

Sun Shihai, nhà phân tích về Ấn Độ ở Đại học Tứ Xuyên, cho rằng cấp lãnh đạo cao nhất của hai nước đều nhất trí hạ nhiệt căng thẳng, thúc đẩy hòa bình lâu dài để phát triển kinh tế.

2020 là năm đánh dấu tròn 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Ấn, và căng thẳng giữa hai nước đã đạt đến mức cao trào nhất, hơn cả mâu thuẫn kéo dài hai tháng ở Doklam năm 2017.

Nguồn: [Link nguồn]

Hành động bất ngờ của quân đội Trung - Ấn sau vụ đụng độ dữ dội chết người

Vụ đụng độ đêm 15.6 đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Truyền thông Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc có 43 người thương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN