Tập Cận Bình ở “thế khó” khi gặp Trump

Thời điểm này là rất nhạy cảm và mọi động thái, phát ngôn của ông Tập Cận Bình cần được thực hiện với mức độ cẩn thận cao nhất.

Tập Cận Bình ở “thế khó” khi gặp Trump - 1

Tập Cận Bình và Donald Trump sẽ gặp nhau trong ngày hôm nay.

Hôm nay (6.4), Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở khu nghỉ dưỡng xa hoa Mar-a-Lago tại bang Florida. Đây là lần đầu tiên hai người đứng đầu hai cường quốc gặp gỡ trực tiếp kể từ khi Mỹ có tổng thống mới. Chương trình nghị sự sẽ trải dài từ kinh tế, thương mại tới sự đe dọa an ninh của Triều Tiên.

Với ông Tập, cuộc gặp gỡ lần này là cơ hội tốt để xây dựng quan hệ tốt với Trump và tránh một cuộc chiến thương mại có thể khiến kinh tế Trung Quốc suy yếu. Tuy nhiên, Bloomberd cho rằng rủi ro đi kèm là điều không thể tránh khỏi: Bất kì nhận xét thiếu tích cực nào của Trump nhằm vào ông Tập sẽ làm kế hoạch cải cách của ông ở Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do bị những người khác phản đối. Do đó, ông Tập Cận Bình phải rất cẩn thận trong chuyến thăm lần này.

Tập Cận Bình ở “thế khó” khi gặp Trump - 2

Ông Tập và phu nhân.

“Xung đột lớn với Mỹ trong nửa đầu năm 2017 sẽ là tin xấu cho ông Tập và làm giảm uy thế chính trị mà ông xây dựng suốt 5 năm qua”, Trương Lập Phàm, sử gia nổi tiếng có cha là một cựu bộ trưởng, nói. “Đây là thời điểm khó khăn, bất ổn và mạo hiểm nhất với ông Tập. Trump sẽ dùng thời điểm này làm lợi thế để gây sức ép với Tập Cận Bình”.

5 trong số 7 thành viên Bộ chính trị Trung Quốc sẽ được thay thế trong Đại hội đảng lần thứ 19 diễn ra vào cuối năm nay. Nhiều vị trí chủ chốt khác cũng bị thay thế. Việc sắp xếp vị trí đang được thực hiện khẩn trương trong bộ máy chính quyền Bắc Kinh.

Nhờ sự trợ giúp của phương tiện truyền thông Trung Quốc và bài phát biểu ấn tượng ở Davos (Thụy Sĩ) năm 2016, ông Tập đã tạo ra một hình ảnh tuyệt vời ở quê nhà cũng như trên trường quốc tế.

Trump thường xuyên chỉ trích Trung Quốc là nguồn cơn khiến việc làm của dân Mỹ bị tước đoạt, là nước chủ động quân sự hóa ở Biển Đông và không làm gì để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tổng thống Mỹ muốn dùng quân bài “Một Trung Quốc” với sự công nhận Đài Loan thuộc đại lục để có lợi thế thương mại tốt hơn trong cuộc gặp mặt lần này.

Tập Cận Bình ở “thế khó” khi gặp Trump - 3

Ông Tập đang có vị thế chính trị rất lớn trong nước.

“Trung Quốc đang ở thời điểm nhạy cảm - sắp bước vào Đại hội đảng lần thứ 19 - so với chính quyền Mỹ”, Stapleton Roy, cựu đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, nói. “Người Trung Quốc hiểu rằng điều quan trọng nhất trong thời điểm ngắn hạn là tạo ra một mối quan hệ bền vững và niềm tin có cơ sở giữa hai lãnh đạo cấp cao”.

Trung Quốc đã tập trung ca ngợi con gái Tổng thống Trump và con rể của ông là Ivanka và Jared Kushner. Tại Florida, ông Tập sẽ đi cùng vợ mình là bà Bành Lệ Viện, một ca sĩ nhạc dân gian rất nổi tiếng và là một ngôi sao thời trang trong quá khứ.

“Sẽ có thời gian cho cho hai lãnh đạo hiểu nhau hơn, đặc biệt là bữa tối”, một quan chức cấp cao của Trump, nói. Hai lãnh đạo sẽ không chơi gôn vì sẽ gây hình ảnh không tốt cho chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập.

“Rất khó khăn”

Tập Cận Bình ở “thế khó” khi gặp Trump - 4

Bài toán khó khăn với Trump là vấn đề Triều Tiên.

Tuần trước, Trump dự đoán trên Twitter rằng cuộc gặp với ông Tập sẽ rất khó khăn và ông lo ngại thâm hụt thương mại cũng như việc làm giảm sút khi hai bên kí thỏa thuận mới. Hai tiếng sau, một quan chức Trung Quốc cũng bình luận về dòng trạng thái của Trump và nói rằng “đây sẽ là thời điểm mở đầu cho một mối quan hệ mới”.

Trump dự định sẽ đàm phán thương mại, kinh tế và vấn đề Triều Tiên tại cuộc gặp gỡ. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times tuần trước, Trump nói rằng “chúng tôi sẽ tạo ra những điều tuyệt vời và tốt lành cho cả hai quốc gia”.

Bắc Kinh sẽ coi cuộc gặp lần này là một thành công, dù có đạt được thỏa thuận quan trọng nào hay không. Một quan chức Trung Quốc giấu tên cho biết diễn biến buổi gặp gỡ sẽ khó khăn hơn nếu Trump đưa ra các yêu cầu quá cao cho phía Trung Quốc.

Trung Quốc đã chuẩn bị vài phương án cùng có lợi trước các yêu cầu của Trump, theo tờ Bloomberg. Bắc Kinh cho rằng Trump quan tâm nhiều hơn tới kinh tế và vấn đề an ninh dựa trên các dòng trạng thái trên Twitter.

Tháng hai vừa rồi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo thêm nhiều việc làm ở Mỹ. Ông Tập cũng có thể áp dụng biện pháp tương tự bằng việc xây dựng lại hệ thống đường sá, cầu cống ở Mỹ.

Trung Quốc đang thay đổi cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trọng điểm, mở cửa nhiều ngành nghề trong bối cảnh việc làm khan hiếm khi kinh tế tăng trưởng chậm chạp. Theo Steve Tsang, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc của đại học London, ông Tập cần thể hiện cho người dân Trung Quốc thấy rằng ông đủ lực và ngang hàng với Trump. Steve nhận định ông Tập có thể chấp nhận kí kết thỏa thuận sớm trước khi bộ máy chính trị của Trump hoàn chỉnh và có chiến lược cụ thể hơn trong tương lai.

“Ông Tập muốn một thỏa thuận cho thấy ông có thể làm ăn với Trump”, Steve nói. “Nếu ông Tập đảm bảo được điều này, vị thế của ông sẽ được duy trì trước kì đại hội đảng sắp tới”.

TQ: Ông Tập Cận Bình được trao quyền “bất khả xâm phạm”

Với quyền lực mới trong tay, ông Tập Cận Bình có thể tự lựa chọn đội ngũ cấp cao đồng hành trong nhiệm kỳ mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN