Trăn khổng lồ 8,2m nuốt người phụ nữ Indonesia: Đâu là nguồn cơn?

Xác của người phụ nữ Indonesia được phát hiện nguyên vẹn trong bụng trăn khổng lồ ngày 14.6.

Video mổ bụng trăn khổng lồ, đau lòng thấy người nằm trong ở Indonesia

Vụ trăn khổng lồ ăn thịt người ở Indonesia ngày 14.6 đang làm dấy lên câu hỏi về việc hoạt động của con người ảnh hưởng thế nào đến môi trường sống của trăn, National Geographic nhận định.

Ngày 14.6, bà Wa Tiba, 54 tuổi, đang kiểm tra vườn rau của mình thì bị một con trăn gấm dài 8,2 m tấn công.

Báo chí địa phương cho biết cuộc tìm kiếm đã được bắt đầu khi Tiba không trở về nhà. Con trăn được tìm thấy gần đó với cái bụng phình to.

Khi người dân địa phương giết và mổ bụng trăn, họ phát hiện xác người phụ nữ bên trong.

Trăn khổng lồ 8,2m nuốt người phụ nữ Indonesia: Đâu là nguồn cơn? - 1

Bà Wa Tiba bị trăn dài 8,2 m ăn thịt

Vụ việc xảy ra chỉ một năm sau khi một người đàn ông 25 tuổi bị trăn gấm nuốt toàn bộ, cũng ở Indonesia.

Trăn gấm là loài bản địa của Indonesia và một số người cho rằng sự phát triển của con người khiến trăn tấn công người nhiều hơn.

Trăn gấm rất hiếm khi tấn công người, theo National Geographic. Thông thường, chúng ăn thịt động vật có vú (hươu là động vật to nhất) và chim. Trăm gấm cũng được phát hiện ăn các con mồi nguy hiểm hơn như cá sấu.

Khi người đàn ông Indonesia bị giết vào tháng 3 năm ngoái, các chuyên gia cho rằng nạn phá rừng có thể là nguyên nhân khiến nhiều vụ tấn công xảy ra hơn. Lý do là phá rừng giết nhiều con mồi của trăn và phá hủy môi trường sống tự nhiên của chúng.

"Những con trăn lớn thích bò và leo trèo. Chúng tìm được rất nhiều thức ăn từ rừng và cây cối", Max Nickersonfrom đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida cho biết.

Khi môi trường sống tự nhiên bị phá hủy, trăn có thể buộc phải sinh tồn nhờ các món ăn thay thế.

Trăn khổng lồ 8,2m nuốt người phụ nữ Indonesia: Đâu là nguồn cơn? - 2

Trăn gấm là loài bản địa của Indonesia

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu con trăn tấn công bà Tiba có bị phá hủy môi trường sống hay không.

Nhà sinh thái học Scott Boback đến từ Đại học Dickinson ở Mỹ cho biết xung đột giữa trăn và người không phải điều gì mới mẻ.

"Chúng ta có mối quan hệ lâu dài với trăn rắn khổng lồ trong lịch sử", ông nói. Các nghiên cứu cho thấy não bộ của con người dường như cảnh giác và sợ hãi trăn rắn – một giác quan phòng vệ có được trong quá trình tiến hóa.

Theo nghiên cứu công bố vào năm 2011, một nhóm người sống ở ngôi làng trong rừng rậm Philippines có nhiều biểu hiện “cạnh tranh” với trăn rắn. Cuộc khảo sát khác cho thấy 26% đàn ông trong làng đã bị tấn công bởi trăn.

Theo Boback, bất kỳ sự thay đổi nào về môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi của loài bò sát. Nhưng nhà khoa học không chắc chắn về mức độ thay đổi nào khiến trăn quay sang tấn công người.

Indonesia: Mổ bụng trăn khổng lồ, đau đớn thấy người nằm trong

Cảnh tượng này giống như phim kinh dị, một người dân sợ hãi cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trà My - National Geographic ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN