Quốc gia khiến 1.000 tỷ USD Mỹ đổ vào Iraq thành công cốc

Mỹ đã đổ 1.000 tỷ USD vào cuộc chiến Iraq cách đây 14 năm nhưng Baghdad ngày nay lại phụ thuộc toàn diện vào Iran, từ kinh tế chính trị, văn hóa cho đến quân sự.

Quốc gia khiến 1.000 tỷ USD Mỹ đổ vào Iraq thành công cốc - 1

Chiến binh người Shiite canh gác tại khu vực biên giới Syria-Iraq.

Theo New York Times, khắp nơi ở Iraq, người ta đều thấy dấu vết của Iran, quốc gia được giới chính trị gia Mỹ đánh giá còn đáng sợ hơn Triều Tiên đối với Mỹ. Iran cũng là mói đe dọa lâu dài đối với Mỹ ở Trung Đông.

Các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày ở Iraq như sữa, gà, sữa chua đều có xuất xứ từ Iran. Bất kỳ một kênh truyền hình nào ở Iraq đều phát đi thông điệp thân Iran.

Bất cứ một tòa nhà nào mới mọc lên ở Iraq nhiều khả năng đều dùng gạch và vữa từ Iran. Đó là chưa kể các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn đã biến Iraq thành nơi trung chuyển, tập trung lực lượng cho chiến trường Syria, Liban.

Đó là điều mà người Mỹ không hề mong muốn khi đưa quân đến Iraq cách đây 14 năm để lật đổ chính quyền Saddam Hussein. Mỹ mong muốn Iraq sẽ trở thành nền dân chủ theo tiêu chuẩn phương Tây.

Để cụ thể hóa điều này, Washington đã đổ vào Iraq không dưới 1.000 tỷ USD cùng sinh mạng của 4.500 người Mỹ. 14 năm sau, Washington không những chẳng thu được gì mà còn để đối thủ Iran vượt mặt ngay tại Iraq.

Quốc gia khiến 1.000 tỷ USD Mỹ đổ vào Iraq thành công cốc - 2

Hàng hóa có nguồn gốc Iran tràn ngập trong các khu chợ ở Iraq.

Ngay từ những ngày đầu tiên, Iran đã lập ra chiến lược rõ ràng để xích lại gần hơn với Iraq, hai quốc gia từng là cựu thù trong những năm 1980.

Nếu xét về bối cảnh hiện nay, Iran đã hoàn toàn chiến thắng Mỹ. Washington tập trung nguồn lực chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), hỗ trợ quân đội Iraq giải phóng Mosul.

Còn Iran vẫn kiên định với chiến lược biến Iraq trở thành đồng minh, làm bàn đạp nối Iran với Địa Trung Hải, mở rộng ảnh hưởng của Tehran đến Liban, Syria, Yemen, Afghanistan.

“Iran đang hoàn toàn thống trị tầm ảnh hưởng ở Iraq”, cựu quan chức Iraq Hoshyar Zebari nói.

Theo New York Times, tầm ảnh hưởng của Iran ở Iraq không chỉ tập trung một lĩnh vực, mà còn trải rộng từ quân sự, chính trị, kinh tế cho đến văn hóa.

14 năm người Mỹ đưa quân đến, rời đi, rồi lại đưa quân quay trở lại khiến vai trò của Washington tại đây luôn bị nghi vấn.

Trong bối cảnh đó, Iran đã khéo léo lợi dụng sự tương đồng về tôn giáo, cùng chung là Hồi giáo dòng Shiite để siết chặt hơn quan hệ với Iraq. Đài truyền hình do Iran tài trợ đã khắc họa Tehran là những người bảo vệ Iraq trong khi người Mỹ là những kẻ xâm lược.

Quốc gia khiến 1.000 tỷ USD Mỹ đổ vào Iraq thành công cốc - 3

Hàng hóa chỉ từ Iran sang Iraq mà không hề có hoạt động giao thương ngược lại.

Về mặt kinh tế, người Iran hầu như thống trị mọi hoạt động kinh doanh ở Iraq. Một công ty Iran đã giành được hợp đồng nhặt rác ở một tỉnh Iraq. Ở trạm gác tại biên giới, mỗi ngày có khoảng 200 xe tải từ Iran mang từ trái cây đến yogurt, từ xi măng đến gạch vào Iraq.

Ở văn phòng của lính biên phòng Iraq, soda và kẹo dùng để tiếp khách cũng là từ Iran.

"Iraq không có gì để cho Iran cả. ", Vahid Gachi, quan chức phụ trách vùng biên giới của Iran nói. “Ngoại trừ dầu mỏ, Iraq phải phụ thuộc hoàn toàn vào hàng hóa từ Iran”.

Về mặt chính trị, Iran có đủ đồng minh trong nghị viện Iraq để đảm bảo các chính sách được ưu ái được thông qua. Gần đây nhất, nghị viện đã thông qua luật quy định lực lượng Hồi giáo Shiite là một bộ phận cố định của lực lượng vũ trang Iraq. Điều này nghĩa là chính phủ Iraq sẽ cung cấp ngân sách thường xuyên cho lực lượng vốn thân Iran này.

“Iran thông minh hơn Mỹ”, Nijat al-Taie, chuyên gia ở Iran nói. “Họ đạt được mục đích một cách thực tế. Mỹ không hề bảo vệ Iraq. Họ lật đổ chính quyền Iraq rồi để Iran thoải mái mở rộng tầm ảnh hưởng”.

Quốc gia khiến 1.000 tỷ USD Mỹ đổ vào Iraq thành công cốc - 4

Lực lượng an ninh Iraq canh gác khu vực biên giới với Iran.

Một số nhà phân tích từng nhận định, việc quân đội Mỹ quay trở lại Iraq chống IS sẽ giúp cân bằng thế lực thân Iran ở Iraq. Nhưng với việc khủng bố IS đã bị  đánh bại ở Mosul, khả năng quân đội Mỹ lại rời đi là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Một số quan chức Iraq đã bày tỏ sự lo ngại, rằng một khi người Mỹ rút đi, Iraq sẽ phụ thuộc vào Iran hoàn toàn.

Ryan C. Crocker, Đại sứ Mỹ tại Iraq giai đoạn 2007-2009 nói, nếu Mỹ lại rời đi sau khi IS bị đánh bại, “điều đó đồng nghĩa Washington đã dâng chiến thắng cho Iran”.

Nhưng cũng có những người Iraq nói dù thế nào thì hình bóng Iran vẫn luôn hiện diện ở quốc gia này.

Theo New York Times, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ dấu hiệu tập trung hơn vào Iraq, ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Iran. Nhưng liệu chiến lược này có quá muộn đối với ông Trump hay không.

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hiện được cả Iran và Mỹ hậu thuẫn. Ông al-Abadi đang có dấu hiệu nghiêng về Washington hơn.

“Iran sẽ không ngồi yên để Mỹ giành lấy tầm ảnh hưởng”, Sami al-Askari, chính trị gia người Shiite ở Iraq nói. “Họ có rất nhiều cách trong khi lựa chọn của người Mỹ lại có giới hạn”.

Quốc gia đáng sợ với Mỹ hơn cả Triều Tiên

Một cựu quan chức Mỹ khẳng định Triều Tiên đã bị cô lập, còn quốc gia tại Trung Đông thì đang mở rộng thành một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - New York Times ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN