Phòng chống Covid-19: Kinh nghiệm từ bác sĩ Pháp

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Pháp, một trong những quốc gia được đánh giá là hùng mạnh nhất thế giới về hệ thống y tế, lại nằm trong nhóm các nước bị dịch Covid-19 tàn phá nặng nề nhất trong giai đoạn đầu, với nhiều thiệt hại nhân mạng từ tháng 3-2020.

Pháp không cách ly tập trung, người mắc bệnh khi có triệu chứng thì gọi ngay bác sĩ gia đình hay số điện thoại bệnh viện để xin tư vấn và đi xét nghiệm nhanh hay xét nghiệm PCR. Năm 2020, khi chưa tổ chức nơi test Covid-19 nhanh, người dân phải điện thoại hay nhắn tin cho bảo hiểm xã hội mỗi quận của thành phố để được hướng dẫn.

Sau này, năm 2021, chính phủ Pháp khuyến khích các tiệm thuốc mở nơi test nhanh trước tiệm, miễn phí 100% với điều kiện người bệnh phải có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để BHYT hoàn tiền cho tiệm thuốc (bên Pháp, 99% người lao động có BHYT).

Nếu ai dương tính, nơi thực hiện xét nghiệm báo ngay với cơ quan BHYT và người bệnh cách ly tại nhà trong 14 ngày. Trường hợp bị ho, nóng và khó thở thì phải báo cho cấp cứu, không được dùng phương tiện công cộng hay xe nhà đến bệnh viện.

Cách đây một năm, dịch đến quá nhanh với cường độ quá cao nên giới y tế Pháp ban đầu lúng túng, chưa có kinh nghiệm xử lý. Hiện nay, các bác sĩ có kinh nghiệm hơn và có tổ chức, sẵn sàng để đương đầu với làn sóng thứ ba hoặc thứ tư. Sau khi đã tiếp xúc hàng loạt bệnh nhân thì các bác sĩ và các hội khoa học, chuyên môn đều đã có những kinh nghiệm xử lý hữu hiệu hơn, kết quả tốt hơn.

Một số người dân Paris xuống đường hôm 11-9 phản đối thẻ thông hành y tế (hoặc có giấy xét nghiệm kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới vào được nhà hàng, quán cà phê, nơi công cộng), cho rằng quy định này có tính phân biệt đối với người chưa tiêm vắc-xin Covid-19 Ảnh: REUTERS

Một số người dân Paris xuống đường hôm 11-9 phản đối thẻ thông hành y tế (hoặc có giấy xét nghiệm kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới vào được nhà hàng, quán cà phê, nơi công cộng), cho rằng quy định này có tính phân biệt đối với người chưa tiêm vắc-xin Covid-19 Ảnh: REUTERS

Sau hè năm nay, Bộ Y tế Pháp và tất cả bệnh viện đều chuẩn bị đương đầu với đợt dịch biến thể Delta, lường nguy cơ các biến thể không được kiềm chế bởi những thuốc điều trị Covid-19 hay kháng thể cộng đồng với vắc-xin. Hiện ở Pháp, 79% người dân đã được tiêm vắc-xin. Dù vậy, Bộ Y tế Pháp đang tổ chức tiêm liều thứ 3 cho những người cao tuổi trong tháng 9 để tránh nguy cơ vắc-xin giảm tác dụng với họ.

Dù đã dùng biện pháp mạnh nhất như giãn cách cả nước, phong tỏa kéo dài toàn quốc hay giới nghiêm, truy vết ca nhiễm, xét nghiệm cộng đồng nhưng theo thống kê thì cả nước Pháp đến nay có đến gần 7 triệu người dân bị nhiễm và gần 120.000 người thiệt mạng vì Covid-19.

Có những lúc Pháp cũng kêu gọi những bác sĩ về hưu hay các sinh viên ngành y năm thứ 3 đến hỗ trợ bệnh viện vì thiếu người. Hiện nay, các bác sĩ đã có cách nhìn rõ hơn và biết phân định bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh rất nặng hoặc nặng vừa và đối với mỗi loại bệnh nhân thì có cách chữa trị khả thi hơn. Lúc nào cần thiết áp dụng máy thở xâm lấn và lúc nào cần thiết áp dụng ôxy lưu lượng cao, như thế tiết kiệm thời gian chữa bệnh cho bệnh nhân và bảo đảm không thiếu máy thở và giường nằm cho bệnh nhân mới.

Hiện nay, số bệnh nhân càng ngày càng giảm so với năm trước. Bệnh viện ngày nay sẵn sàng hơn, tổ chức tốt hơn và có những biện pháp chữa trị khả thi hơn. Dù vậy, đại đa số nhân viên trong các bệnh viện ở Pháp, từ các giáo sư, bác sĩ cho đến điều dưỡng..., đều rất mệt mỏi vì đại dịch này đã kéo dài hơn một năm, đến nay vẫn chưa thể xác định là khi nào nó sẽ được kiểm soát...

Nguồn: [Link nguồn]

Lý do Israel dẫn đầu tiêm chủng nhưng vẫn chật vật vì COVID-19?

Là một hình mẫu tiêu biểu trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 nhờ việc triển khai tiêm ngừa nhanh chóng, Israel gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thanh Tòng (nguyên Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Pháp, từ Paris) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN