Phát hiện mới ở lăng mộ hoàng đế TQ, sửa sai sót tồn tại hàng trăm năm

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Danh tính chủ nhân lăng mộ cổ ở Trung Quốc có niên đại 2.000 năm cuối cùng đã được xác định là một vị hoàng đế nổi tiếng nhà Tây Hán.

Một số tượng gốm được phát hiện trong lăng mộ của Hán Văn Đế, vị hoàng đế thứ 3 nhà Tây Hán (206 TCN - 25 SCN). Ảnh: IC

Một số tượng gốm được phát hiện trong lăng mộ của Hán Văn Đế, vị hoàng đế thứ 3 nhà Tây Hán (206 TCN - 25 SCN). Ảnh: IC

Thời báo Hoàn cầu hôm 14/12 đưa tin, lăng mộ cổ ở quận Bá Kiều, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, phía tây bắc Trung Quốc, được xác định thuộc về Hán Văn Đế Lưu Hằng, vị hoàng đế thứ 3 của triều đại Tây Hán (206 TCN - 25 SCN).

Hán Văn Đế Lưu Hằng là con trai của Hán Cao Tổ Lưu Bang - người sáng lập ra nhà Tây Hán, và là ông nội của Hán Vũ Đế Lưu Triệt - người cử sứ giả tới Trung và Tây Á, khám phá ra các cung đường mà sau này gọi là Con đường Tơ Lụa. Lúc trị vì, Hán Văn Đế coi trọng ổn định cuộc sống của người dân và khôi phục kinh tế sau nhiều năm chiến tranh.

Phát hiện mới nhất về lăng mộ cổ đồng nghĩa với việc, vị trí lăng mộ của Hán Văn đế, người có vai trò quan trọng trong lịch sử nhà Hán, đã bị ghi sai hàng trăm năm. 

Theo văn bản mà Cục Quản lý Di sản Văn hóa quốc gia Trung Quốc gửi cho Thời báo Hoàn cầu hôm 14/12, lăng mộ có chiều dài khoảng 72 mét và chiều sâu 30 mét.  

Hơn 110 hố được phát hiện xung quanh lăng mộ, nơi có khoảng 1.500 di vật văn hóa như tượng gốm, ấn đồng, xe ngựa đồng cũng như các di vật bằng sắt.

Các nhà khảo cổ còn tìm thấy một số ký tự tiếng Trung được khắc trên các ấn đồng, bao gồm "chefu" (bãi để xe ngựa) hay "cangyin" (ấn nhà kho). Điều này chứng tỏ, các hố xung quanh lăng mộ hoàng đế đại diện cho các cơ quan của nhà nước phong kiến thời đó.

Quy mô, hình dáng và cấu trúc của lăng mộ ở Tây An đều trùng khớp với cấp độ cao nhất của các ngôi mộ được xây dưới thời Tây Hán. Ngoài ra, các ngôi mộ của thái hậu và hoàng hậu thời Hán Văn Đế cũng được bố trí quanh lăng mộ. Vì vậy, các chuyên gia khẳng định đây là lăng mộ của Hán Vũ Đế. 

Trong lăng mộ của thái hậu, các nhà khảo cổ khai quật được hàng trăm món đồ trang sức bằng vàng, bạc với phong cách trang trí kỳ lạ. Họ cho rằng, đây là đồ do các tộc người sống ở vùng thảo nguyên dâng lên cho hoàng gia.  

"Phát hiện này đã lấp đầy chỗ trống về sự tiến hóa của các lăng mộ hoàng đế thời Tây Hán", Cao Long, nhà nghiên cứu tại Học viện Khảo cổ Thiểm Tây, chia sẻ với Hoàn cầu hôm 14/12. 

Ông Cao lưu ý rằng, phát hiện này có thể giúp cải thiện việc bảo vệ của địa phương với các di tích văn hóa, di sản, đồng thời ngành du lịch và văn hóa của quận Bá Kiều cũng được hưởng lợi. 

Theo truyền thông địa phương, lăng mộ của Hán Văn Đế vô tình được phát hiện sau khi các cổ vật bên trong bị đánh cắp. Ảnh minh họa: Ancient Origins

Theo truyền thông địa phương, lăng mộ của Hán Văn Đế vô tình được phát hiện sau khi các cổ vật bên trong bị đánh cắp. Ảnh minh họa: Ancient Origins

Theo truyền hình trung ương Trung Quốc, lăng mộ cổ của Hán Văn Đế không có gò đất, nên nhìn từ bên ngoài khó có thể nhận ra đây là lăng mộ. Việc phát hiện ra lăng mộ là do một cuộc đấu giá các cổ vật được lấy từ đây. 

Năm 2002, 6 cổ vật do bọn trộm mộ lấy ra từ lăng mộ ở Tây An được đem đấu giá ở Mỹ. Chính phủ Trung Quốc đã dùng đến các biện pháp ngoại giao và cuối cùng ngăn được việc bán đấu giá. 

Các cổ vật được gửi trả về thành phố Tây An năm 2003. Chính quyền thành phố sau đó xác nhận chúng thuộc lăng mộ Hán Văn Đế. 

Nguồn: [Link nguồn]

Khai quật lăng mộ nữ tướng đầu tiên ở Trung Hoa, sửng sốt với điều hiện ra trước mắt

3.000 năm trước, một phụ nữ sống ở Trung Hoa thời nhà Thương từng là người được sủng ái bậc nhất, là nữ tướng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Thời báo Hoàn cầu ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN