Olympic: Người mẫu Mỹ xinh đẹp nổi như cồn khi thi đấu cho Trung Quốc

Tại Olympic Bắc Kinh 2022, gương mặt gây chú ý nhất của thể thao Trung Quốc lại là một cô gái trẻ người Mỹ. Cô được coi là ngoại lệ hiếm thấy khi được phép giữ cả hai quốc tịch Mỹ và Trung Quốc.

Eileen Gu tham gia tranh tài tại Olympic Bắc Kinh.

Eileen Gu tham gia tranh tài tại Olympic Bắc Kinh.

Eileen Gu (tên tiếng Trung: Gu Ailing), 18 tuổi, người mẫu kiêm vận động viên trượt tuyết, trở nên nổi như cồn ở Trung Quốc. Cô là gương mặt thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc để quảng bá về Thế vận hội mùa đông, cũng như quảng cáo cho các thương hiệu Trung Quốc.

“Công chúa tuyết Gu Ailing sẽ tỏa sáng tại Thế vận hội Olympic ở quê nhà”, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã viết.

Nhưng Gu còn có một quê hương khác, đó là Mỹ. Cô sinh ra ở Mỹ, có mẹ là người Trung Quốc và bố là người Mỹ. Năm 2015, nữ vận động viên sinh ra ở San Francisco có quyết định gây tranh cãi, khi chuyển sang thi đấu cho đội Trung Quốc thay vì đội Mỹ.

“Đó thực sự là một quyết định khó khăn đối với tôi”, Gu nói. “Tôi tự hào về nguồn gốc của mình, cũng như tự hào với nơi tôi sinh ra và lớn lên”.

Không khó để nhận thấy hình ảnh của Gu ở Bắc Kinh.

Không khó để nhận thấy hình ảnh của Gu ở Bắc Kinh.

Tên tuổi của Gu xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc. Chỉ cần dạo một vòng Bắc Kinh, không khó để bắt gặp hình ảnh Gu, từ các tấm bảng quảng cáo cỡ lớn cho đến trang bìa các tạp chí.

Video quảng bá cho Olympic Bắc Kinh có hình ảnh Gu biểu diễn và chạy trên Vạn lý Trường thành.

Gu hiện có 2 triệu người đăng ký theo dõi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Cô cũng là người mẫu nổi tiếng, được nhiều nhãn hàng ở Trung Quốc tài trợ. 

Sự nổi tiếng của Gu đi kèm với những áp lực, bởi những căng thẳng gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung. Ở Trung Quốc, Gu trở thành biểu tượng bởi khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, đi đầu trong xu hướng các vận động viên sinh ra ở nước ngoài, nhưng chọn thi đấu cho đội tuyển Trung Quốc, theo CNN.

Trên thế giới, chuyện một vận động viên có hai quê hương chọn thi đấu cho một trong hai không phải là điều mới. Nhưng ở Trung Quốc, làn sóng này còn rất mới mẻ.

Ngoài tham gia Olympic với tư cách vận động viên, Gu còn là người mẫu.

Ngoài tham gia Olympic với tư cách vận động viên, Gu còn là người mẫu.

“Trung Quốc chưa từng công nhận một số lượng lớn các vận động viên nhập tịch như bây giờ”, Brownell, chuyên gia về thể thao Trung Quốc tại Đại học Missouri-St. Louis ở Mỹ, nói.

Tại Olympic Bắc Kinh, có một vận động viên giống như Gu là Zhu Yi. Nhưng Zhu Yi gần đây trở thành tâm điểm chỉ trích vì màn ra mắt thất bại, lại không thành thạo tiếng Trung.

Ngược lại, Gu có khuôn mặt lai tây, nhưng lại nói tiếng Trung thành thạo, am hiểu văn hóa Trung Quốc, được cư dân mạng hết lời khen ngợi.

Một số hãng truyền thông Mỹ như Fox News mô tả Gu là “đứa trẻ vô ơn”, khi cô lớn lên và được rèn luyện thể thao ở Mỹ, nhưng cuối cùng lại chọn thi đấu cho quê hương của mẹ.

Dù vậy, Gu cố gắng giữ cân bằng nhất có thể. Cô đăng các thông điệp trên mạng xã hội bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh, đăng hình ảnh mình ở cả Thượng Hải và California.

Gu có thể hình và nét mặt của người phương Tây.

Gu có thể hình và nét mặt của người phương Tây.

“Khi tôi ở Trung Quốc, tôi là người Trung Quốc. Khi tôi ở Mỹ, tôi là người Mỹ”, Gu từng nói.

Theo CNN, chuyện Gu thi đấu cho đội Trung Quốc lại dấy lên câu hỏi về quốc tịch của cô. Trung Quốc không chấp nhận song tịch và sẽ phạt nặng những người sở hữu hai hộ chiếu. 

“Rất hiếm khi Trung Quốc chấp nhận các trường hợp ngoại lệ, kể cả là các vận động viên tài năng”, Donald Clarke, giáo sư tại Trường Luật Đại học George Washington, người am hiểu về luật Trung Quốc, nói.

“Cách duy nhất để trở thành công dân Trung Quốc là phải bỏ quốc tịch nước ngoài”, giáo sư Clarke nói, cho rằng Gu cũng phải tuân theo quy định này’.

Nhưng không rõ Gu đã bỏ quốc tịch Mỹ hay chưa. Cô chưa từng công khai điều này. Năm ngoái, Gu vẫn đăng ký Chương trình học bổng của Tổng thống Mỹ, vốn chỉ dành cho công dân Mỹ hoặc người có thẻ xanh.

Gu tham gia một sự kiện thời trang xuân hè.

Gu tham gia một sự kiện thời trang xuân hè.

Trên trang Olympic chính thức, Gu được mô tả là người “mang hai quốc tịch”.

Giáo sư Clarke và chuyên gia Brownell nói Gu có thể là ngoại lệ, nhằm thu hút các vận động viên gốc Trung Quốc sinh ra ở nước ngoài thi đấu cho đội Trung Quốc.

“Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể đang thử nghiệm quy định mới, nếu thành công có thể áp dụng rộng rãi”, chuyên gia Bronwell nói.

Các quan chức Trung Quốc cũng tránh đề cập đến quốc tịch của Gu, chỉ nhấn mạnh việc cô có quê hương ở Trung Quốc, hay còn gọi là người Hoa ở nước ngoài.

Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh rằng người Hoa ở nước ngoài  cũng có ảnh hưởng với Trung Quốc, là một phần không thể thiếu trong “giấc mơ Trung Hoa”.

“Tôi có mối liên hệ sâu sắc với Trung Quốc”, Gu nói trên truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). Cô nói mình đã ở Trung Quốc trong nhiều năm qua, khi Trung Quốc thông báo chính thức đăng cai Thế vận hội Mùa đông.

Theo Tân Hoa Xã, từ khi còn nhỏ, mùa hè nào Gu cũng quay về quê mẹ. Gu từng chứng kiến Olympic Bắc Kinh năm 2008 và đó là một trong những ấn tượng mạnh nhất với cô.

“Gu có thể là một hình mẫu mới. Đó là ngày càng nhiều người muốn trở thành người Trung Quốc, thay vì là người Mỹ”, một cư dân mạng Trung Quốc viết.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách tổ chức sự kiện Olympic chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc

Sinh hoạt tại chỗ, không tiếp xúc với bên ngoài, xét nghiệm… là quy tắc bên trong vòng tròn khép kín tại Olympic Bắc Kinh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN