Nga xây dựng trạm ném bom ngoài vũ trụ
Kremlin cho biết có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ có thể khai khỏa tới bất cứ nơi nào trên trái đất trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Phi thuyền của Nga có cấu trúc giống phi thuyền X-37B của Mỹ (trong ảnh)
Theo Thượng tá Aleksei Solodovnikov, phi thuyền này có cấu trúc tương tự phi thuyền X-37B của Mỹ, dự kiến hoàn thiện vào năm 2020, đóng vai trò giám sát không phận Nga. Do bay trên quỹ đạo, việc tấn công các địa điểm trên trái đất sẽ chỉ vỏn vẹn trong 2 tiếng.
Điều này không làm Mỹ ngạc nhiên, nhưng gây lo lắng. Rất nhiều công ty của cả chính phủ lẫn tư nhân Mỹ đang phát triển thiết kế phi thuyền không gian vũ trang nhằm đưa lên quỹ đạo hoạt động và có thể về trái đất nạp tên lửa rồi được tái sử dụng nhiều lần. Riêng X-37B không được vũ trang mà chỉ đưa lên quỹ đạo thực hiện thử nghiệm khoa học.
Còn Nga lại có tham vọng lớn hơn thế, là sử dụng vũ khí hạt nhân. Điều này không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn dễ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang. Chỉ trong nay mai, Mỹ sẽ lại phát triển một phương tiện tương tự. Đây là điều mà không ai muốn chứng kiến.
X-37B
Về mặt kỹ thuật, thiết bị này sẽ nặng khoảng 25 tấn, gấp 4 lần X-37B nếu tự vận hành, không phải sử dụng tên lửa rời phóng lên quỹ đạo. Con số này còn thay đổi dựa vào lựa chọn phương án kỹ thuật khác như phụ thuộc vào một tàu mẹ phóng chung, tách riêng trên vũ trụ và trở về bằng động cơ tích hợp, vì hiện tại để chạy từ đường băng lên quỹ đạo yêu cầu công nghệ rất phức tạp, như động cơ thì hỗn hợp với tua bin mạnh ngang tên lửa.
Động cơ thì hỗn hợp đặc biệt khó. Quân đội Mỹ đã nghiên cứu hàng thập kỷ mà chưa có kết quả hoàn thiện. Còn Nga tuyên bố đã làm chủ được công nghệ đó tại một triển lãm quân sự hồi năm 2015.
Ngoài động cơ, phi thuyền cần một khung đảm bảo hai yếu tố bền và nhẹ để có thể hoạt động trên cả đường băng truyền thống lẫn áp lực ngoài vũ trụ. "Chúng tôi đang hợp tác với viện khí động học để thiết kế phần khung", ông Solodovnikov nói.
X-37B
Thách thức kỹ thuật chỉ là một phần. Không quân Hoa Kỳ từng phát triển một máy bay ném bom có thể hoạt động trong vũ trụ tên Dyna Soar hồi năm 1960, mang được hai quả bom nguyên tử, nhưng Lầu Năm Góc đã hủy dự án do kinh phí quá lớn. Nhưng kể cả nếu tiếp tục phát triển, Dyna Soar vẫn gặp vấn đề, điều mà phía Nga cũng phải đối mặt.
Năm 1967, Mỹ, Nga và 102 quốc gia khác đã ký Hiệp ước Không gian, cam kết tuân thủ không mang bất kỳ thiết bị mang vũ khí hạt nhân hay vũ khí hủy diệt hàng loạt nào vào ra ngoài vũ trụ hay tới các trạm trên không gian bất kỳ với mục đích nào.
Suốt từ đó tới giờ, quỹ đạo Trái đất khá "sạch" chỉ có vài vệ tinh quân sự. Khi Mỹ ra mắt X-37B, Nga đã lập tức lên tiếng cáo buộc việc Mỹ đưa vũ khí lên không gian. Phía Mỹ bác bỏ và lập luận X-37B là mẫu thiết bị nhằm nghiên cứu khoa học và quá nhỏ để mang theo bom hạt nhân.
Thay vào đó, đã có nhiều tiếng nói lo ngại rằng với quy mô lớn, phi thuyền của Nga mới là mối đe dọa châm ngòi các mâu thuẫn ngoài bề mặt trái đất.