Nắm trong tay Ngọa Long, Phượng Sồ và Ngũ hổ tướng, vì sao Lưu Bị vẫn để tuột thiên hạ?

Sự kiện: Tam Quốc

Sở hữu 2 quân sư đầy mưu lược và Ngũ hổ tướng, những tưởng việc thống nhất Trung Quốc nằm trong tầm tay của Lưu Bị nhưng cả trong thực tế và tiểu thuyết đều không đúng như vậy. Vì đâu nên nỗi?

Lưu Bị, Gia Cát Lượng và nhóm Ngũ hổ tướng

Lưu Bị, Gia Cát Lượng và nhóm Ngũ hổ tướng

Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán có lẽ là những chiến tướng được yêu thích nhất trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Biết bao thế hệ không thể quên hình ảnh Quan Vũ uy mãnh lại kiêu ngạo; Trương Phi nóng nảy nhưng sức địch vạn người; Hoàng Trung lão niên nhưng can đảm, cương nghị; Mã Siêu uy áp cả Tào Tháo; Triệu Vân trung thành, trí dũng song toàn. Loạt bài này sẽ đề cập những khía cạnh ít được biết đến đến về nhóm Ngũ hổ tướng. 

Theo Pun Anansakunwat, một cây viết trên trang Medium, có 4 lý do khiến nhà Thục của Lưu Bị không thể giành chiến thắng trước nhà Ngụy dù sở hữu những người xuất chúng.

Thứ nhất, trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Gia Cát Lượng chỉ ra rằng Thục phải tập hợp được quân đội ở Tứ Xuyên và Kinh Châu mới có cơ hội thắng Ngụy. Tuy nhiên, kế hoạch này đổ bể khi Quan Vũ, một trong 5 Ngũ hổ tướng, bại trận và để mất Kinh Châu vào tay nhà Ngô.

Thứ hai, khi Thục mất Kinh Châu, cơ hội duy nhất để thắng Ngụy là liên kết với Ngô. Dù Gia Cát Lượng xoay xở để duy trì giao hảo Thục - Ngô nhưng mối quan hệ này vô cùng mong manh. Chưa kể, Quan Vũ và Lưu Bị đều thua trận, thậm chí một người còn bỏ mạng dưới tay nhà Ngô. Mối thù này không thể nguôi ngoai trong tướng sĩ ngay lúc đó.

Ngoài ra, chiến lược của Đông Ngô là "tọa sơn quan hổ đấu". Chính việc thiếu liên kết khiến cả Thục và Ngô diệt vong khi tiềm lực của Ngụy dễ dàng đối phó với từng nước.

Thứ ba, Gia Cát Lượng có thể là một quân sư đầy mưu sách và một người cai quản đất nước tài ba nhưng ông chắc chắn không phải một tướng chỉ huy giỏi.

Hán Cao Tổ Lưu Bang, người lập ra nhà Hán, thành công vì ông có một thừa tướng Tiêu Hà giúp cai quản đất nước và danh tướng Hàn Tín giúp ông mở mang bờ cõi.

Ngũ hổ tướng tuy tài giỏi nhưng đều có điểm yếu

Ngũ hổ tướng tuy tài giỏi nhưng đều có điểm yếu

Ngũ hổ tướng tài giỏi trong chiến đấu nhưng không ai đủ khả năng để thành tướng chỉ huy bởi mỗi người đều có điểm yếu.

Quan Vũ là một vị tướng tài, trung nghĩa và đối đãi tốt với quân lính. Tuy nhiên, ông lại vô cùng kiêu ngạo. Khi Lưu Bị sắc phong Ngũ hổ tướng, Quan Vũ bất mãn nói thẳng: "Dực Đức là em ta, Mạnh Khởi là dòng dõi thế gia, Tử Long theo anh cả đã lâu, cũng coi như em ta. Ba người ấy cùng hàng với ta đã đành, còn Hoàng Trung là ai mà dám ngang hàng với ta". Tính kiêu ngạo này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới cái chết của Quan Vân Trường ở Kinh Châu.

Trương Phi cũng là võ tướng tài giỏi nhưng nóng tính và xốc nổi. Giống Quan Vũ, Dực Đức cũng kiêu ngạo nhưng khác ở việc đối xử với binh sĩ khá tệ bạc.

Do nôn nóng báo thù cho Quan Vũ bị quân Đông Ngô hại, Trương Phi thường đánh đập quân sĩ nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ khó khăn được giao. Trong số binh sĩ dưới trướng bị đánh có Trương Đạt và Phạm Cương. Hai người này lập mưu sát hại Trương Phi vì lo sợ bị chém đầu do không hoàn thành quân lệnh: Phải lo đủ quân trang cờ xí màu trắng cho toàn quân của Trương Phi mặc để để tang Quan Vũ trong cuộc tấn công báo thù quân Đông Ngô. Nhân lúc Dực Đức say rượu, hai tên này lẻn vào lều giết chết và mang thủ cấp của Trương Phi giao cho Tôn Quyền. Tôn Quyền vì sợ đắc tội với Lưu Bị liền cho giết 2 tên phản tướng của Trương Phi và đem trả thủ cấp cho nước Thục.

Triệu Vân, danh tướng được cho là người có danh vọng cao nhất trong Ngũ hổ tướng, lại không có chức quan cao và thực quyền lớn dưới thời Lưu Bị. Chỉ tới khi Lưu Thiện lên ngôi, Triệu Vân mới được thăng quan tiến chức. Một số học giả cho rằng Triệu Vân là người không có mộng lớn.

Hai hổ tướng còn lại là Mã Siêu và Hoàng Trung thì một bản tính tàn bạo, thô lỗ, người còn lại đã quá già yếu.

Nhắc về Ngụy Diên, đây là một vị tướng tài. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng không tin tưởng bởi người này từng giết chủ cũ để hàng Lưu Bị. Ngụy Diên có thể có tố chất để chỉ huy nhưng Gia Cát Lượng đoán trước viên tướng này sẽ làm phản nên đã bố trí người diệt trừ.

Nước Ngụy của Tào Tháo sở hữu nhiều nhân tài

Nước Ngụy của Tào Tháo sở hữu nhiều nhân tài

Thứ tư, Ngụy có nhiều tài nguyên và nhân tài. Lãnh thổ của Ngụy gấp 3 lần Thục, trong khi dân số gấp 5 lần. Điều này tạo nên sự khác biệt lớn. Ngụy dễ dàng tìm kiếm người tài trong khi Thục, sau cái chết của Gia Cát Lượng và Ngũ hổ tướng, không thể tìm được nhân tài để cai quản lãnh thổ.

Nói về “Ngọa Long” và “Phượng Sồ”, có ý kiến cho rằng cả 2 đều là quân sư đại tài và cùng phò tá Lưu Bị nhưng có đầy mâu thuẫn.

Vào thời điểm chiến dịch Tây Xuyên sắp đại công cáo thành, Gia Cát Lượng và Bàng Thống có ý kiến trái ngược nhau khiến chủ công Lưu Bị tiến thoái lưỡng nan.

Trong thư gửi Lưu Bị, Gia Cát Lượng mượn chuyện "quan sát tinh tượng" lành ít dữ nhiều để khuyên Lưu Bị lui quân, trong khi Bàng Thống cũng dùng biện pháp quan sát tương tự nhưng nêu ra quan điểm ngược lại.

Chính sự mâu thuẫn này khiến nội bộ Thục rối loạn và ảnh hưởng tới đại cục của Lưu Bị.

Nói về “Ngọa Long” và “Phượng Sồ”, có ý kiến cho rằng cả 2 đều là quân sư đại tài và cùng phò tá Lưu Bị nhưng có đầy mâu thuẫn

Nói về “Ngọa Long” và “Phượng Sồ”, có ý kiến cho rằng cả 2 đều là quân sư đại tài và cùng phò tá Lưu Bị nhưng có đầy mâu thuẫn

Một nguyên nhân khác khiến Lưu Bị không khôi phục được Hán thất nằm chính ở ông.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, sau khi nhà Thục mất thành Kinh Châu và Quan Vũ bị giết hại, Lưu Bị tỏ ra nôn nóng, ngày đêm muốn báo thù cho người anh em kết nghĩa vườn đào.

Ngay cả khi biết Ngô và Ngụy hợp lực cùng nhau, Lưu Bị vẫn khăng khăng đem 70 vạn quân đi đánh Đông Ngô dù Gia Cát Lượng một mực can ngăn. Không những thế, Lưu Bị còn không nghe theo kế sách và lời khuyên của quân sư khi đánh trận. Thất bại trong trận Di Lăng của Lưu Bị năm 221-222 là hệ quả tất yếu.

Những điều này cho thấy Lưu Bị còn khá non kém trong nghiệp cầm binh. Sử sách Tam Quốc vẫn có câu: "Long phượng thường thấy, nhưng chủ công biết trị thiên hạ không thường gặp", ý nói dù có trong tay những hiền tài bậc nhất thời ấy nhưng Lưu Bị, thân làm chủ công, lại không biết cách trọng dụng họ để làm nên nghiệp lớn.

-----------------------------

Dù là tướng tài, dũng cảm và là một trong những trụ cột của nhà Thục Hán, Ngụy Diên vẫn không được liệt vào hàng Ngũ hổ tướng. Bài dài kỳ sau sẽ làm sáng tỏ vấn đề này!

Đối thủ xứng tầm nhất trong cuộc đời Gia Cát Lượng

Ngoài Gia Cát Lượng, một nhà quân sư khác cũng nổi tiếng đa mưu, túc trí không kém và thậm chí còn trở thành người thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN