Na Tra - vị thần “nhí” đánh cho rồng thần con của Long Vương phải biến thành rắn chạy trốn

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Na Tra được phác họa trong thần thoại Trung Hoa là một vị thần có có pháp lực cao cường, đứng vào hàng những vị tiên cao cấp nhất của Thiên đình.

Bộ phim hoạt hình "Na Tra: Ma đồng giáng thế" từng gây sốt ở Trung Quốc năm 2019

Bộ phim hoạt hình "Na Tra: Ma đồng giáng thế" từng gây sốt ở Trung Quốc năm 2019

Trong thần thoại Trung Hoa, nổi bật nhất phải kể tới những câu chuyện thiên đình, những nhân vật thần thoại có tầm ảnh hưởng trong khu vực như Ngọc Hoàng, Na Tra, Hằng Nga... Loạt bài dài kỳ này sẽ tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa đằng sau việc những nhân vật thần thoại Trung Hoa được xây dựng.

Giống như các vị tiên khác trong thần thoại Trung Hoa, Na Tra sinh ra là người phàm. Không rõ bối cảnh chào đời ra sao, nhưng Na Tra được cho là một cậu bé có cha mẹ xuất thân bình thường.

Trong cuộc sống hàng ngày, Natra thường khiến cha khó chịu vì nghịch ngợm và không vâng lời.

Trải qua thời gian, Na Tra gây ra hiềm khích với Long Vương. Na Tra thậm chí còn sát hại hai sứ giả, một trong số đó là con trai của Long Vương. Điều này khiến cha của Na Tra đối mặt với cái chết để chuộc lỗi cho con trai.

Nhưng Na Tra đã tự kết liễu mạng sống của mình để cứu cha, từ đó tiếp tục hành trình đấu tranh với Long Vương ở trên thiên đình.

Trong quan hệ cha con, người cha không bao giờ tha thứ cho những rắc rối mà Na Tra đã gây ra. Na Tra và cha còn nhiều lần đối đầu nhau. Dù vậy, Na Tra được coi là vị thần bảo hộ, đảm bảo rằng trẻ em cần tôn trọng các bậc cha mẹ.

Câu chuyện về Na Tra

Na Tra xuất hiện trong tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa, xuất bản vào thế kỷ 16 ở Trung Hoa, trong giai đoạn nhà Minh.

Cuốn tiểu thuyết này lấy bối cảnh thời nhà Thương (năm 1600 TCN – 1046 TCN) và kể về cách các vị thần và các sinh vật siêu nhiên khác ảnh hưởng đến thế giới của con người.

Theo Phong Thần Diễn Nghĩa, Na Tra là con thứ 3 của người cha có tên Lý Tĩnh và mẹ là Ân Thị. 

Lý Tĩnh từng là một tư lệnh quân đội nhưng sau đó trở thành thần tiên trong Đạo giáo.

Truyền thuyết kể rằng Na Tra sinh ra đã khác thường, chào đời đã là một cậu bé biết nói và biết đi lại thay vì là trẻ sơ sinh.

Na Tra lớn lên là một cậu bé ngỗ nghịch và không vâng lời. Nơi cha của Na Tra đóng quân, nằm trong lãnh thổ của Đông Hải Long Vương Ngao Quảng, con rồng cai trị vùng biển phía đông Trung Hoa (nay là biển Hoa Đông).

Con rồng mang đến nhiều tai họa cho người dân, khiến họ sợ hãi mà không dám nhờ cậy đến Ngọc Hoàng bảo vệ.

Trong phim, Na Tra dần thay đổi từ kẻ quậy phá làng xóm đến trở thành người dũng cảm, muốn "nghịch thiên cải mệnh".

Trong phim, Na Tra dần thay đổi từ kẻ quậy phá làng xóm đến trở thành người dũng cảm, muốn "nghịch thiên cải mệnh".

Một ngày nọ, Na Tra tắm ở một dòng suối gần vùng biển phía đông Trung Hoa, khiến cung điện của Đông Hải Long Vương rung chuyển.

Trong cơn tức giận, Long Vương đem hạn hán đến khu vực. Người dân đã cống nạp nhiều tài sản và thức ăn để xoa dịu Long Vương nhưng không thành công.

Thay vào đó, Long Vương muốn ăn thịt hai đứa trẻ. Sứ giả của Long Vương tới với mục đích đem hai đứa trẻ, một trai một gái đi. Na Tra khi đó đang chơi cùng hai đứa trẻ, đã đánh cho sứ giả một trận thừa sống thiếu chết. 

Đông Hải Long Vương sau đó cử Ngao Bính, là con trai thứ ba tới. Na Tra đã giết chết Ngao Bính. Lần này, Đông Hải Long Vương đích thân xuất hiện, dọa với Lý Tĩnh rằng sẽ nhấn chìm nơi sinh sống của người dân ven biển bằng một trận lụt khủng khiếp nếu cha của Na Tra không giao nộp con.

Mâu thuẫn giữa Na Tra và rồng thần cũng được phác họa chi tiết trong phim.

Mâu thuẫn giữa Na Tra và rồng thần cũng được phác họa chi tiết trong phim.

Người cha từ chối và đối mặt cơn thịnh nộ của Long Vương. Nhưng Na Tra đã can thiệp, chấp nhận tự sát để bảo vệ gia đình và người dân sống trong khu vực. Sau khi qua đời, Na Tra được đưa lên thiên đình, gặp Ngao Bính đang bẩm báo với Ngọc Hoàng.

Na Tra lại tiếp tục gây sự và tấn công Ngao Bính, khiến rồng thần này bị bóc gân, tróc vẩy và phải biến thành một con rắn để chạy trốn.

Ở dưới hạ giới, mẹ của Na Tra và người dân xây dựng đền thờ con trai, trở thành nơi người hành hương dừng chân. Nhiều người tới đền thờ cầu nguyện được chữa lành bệnh tật, khiến tiếng lành đồn xa.

Tuy nhiên, người cha vẫn tức giận vì những rắc rối mà Na Tra đã gây ra cho gia đình. Ông đã đốt cháy ngôi đền, càng làm sâu sắc thêm mối thù giữa hai cha con.

Na Tra được một đạo sĩ và là người thầy thuở nhỏ ban cho cơ thể mới, từ đó không ngừng gây ra chiến tranh với cha. Nhưng vì là người phàm, Lý Tĩnh không đánh lại Na Tra, thậm chí còn khiến một người con khác bị Na Tra sát hại.

Người cha đến lúc này toan tự sát thì được một vị tiên can thiệp, chỉ cho cách để kiềm chế Na Tra. Lý Tĩnh từ đó trở thành đạo sĩ.

"Xuất thân" không phải từ Trung Quốc

Theo Mythology Source, dù gây ra vô số rắc rối nhưng Na Tra được coi là vị thần bảo hộ trong thần thoại Trung Hoa. Vũ khí nổi tiếng nhất của Na Tra là bánh xe lửa, giúp di chuyển nhanh như gió khi đặt ở dưới chân.

Na Tra được cho là lấy cảm hứng từ tín ngưỡng Hindu của người Ấn Độ.

Na Tra được cho là lấy cảm hứng từ tín ngưỡng Hindu của người Ấn Độ.

Hình tượng này vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay ở Trung Quốc. Các tài xế taxi, xe buýt và xe tải Trung Quốc thường đặt một bức tượng Na Tra  trong xe của họ để mong rằng chuyến đi sẽ an toàn và nhanh chóng

Mặc dù Na Tra và cha có mâu thuẫn sâu sắc, vị thần này cũng từng hi sinh bản thân để cứu cha. Điều này giúp Na Tra trở thành người bảo trợ cho lòng hiếu thảo.

Ở một số vùng của Trung Quốc, theo phong tục, cha mẹ sẽ thay mặt con cái dâng lễ vật cho Na Tra, với mong muốn rằng con cái lớn lên vừa mạnh mẽ vừa hiếu thảo với cha mẹ.

Theo Mythology Source, Na Tra chiếm vị trí chủ đạo trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa, nhưng thực tế vị thần này không có nguồn gốc ở Trung Hoa, mà dựa trên hai nhân vật trong thần thoại Hindu của Ấn Độ, du nhập vào Trung Quốc theo tín ngưỡng Phật giáo.

Một trong số đó là thần Krishna của đạo Hindu. Khi còn nhỏ, Krishna đánh bại một con rắn theo cách rất giống với Na Tra. Một nhân vật khác được người Trung Hoa lấy ý tưởng để tạo nên Na Tra là Nalakubara. Nhân vật trong đạo Hindu này được người Trung Quốc dịch ra là Nazhajuwalo, rút gọn thành Nazha và đọc trại đi một chút thành Nezha (Na Tra).

Nalakubara là nhân vật cũng từng gây nên rắc rối trong một lần đi tắm suối. Cha của Nalakubara, Vaisravana, cũng có mối liên hệ với một vị tướng thời nhà Đường tên là Lý Tĩnh. Tên và xuất thân của Lý Tĩnh được dân gian Trung Hoa đặt cho cha của Na Tra vì mối liên hệ này, theo Mythology Source.

___________________

Trong thần thoại Trung Hoa, Ngọc Hoàng được coi là người đứng đầu thiên đỉnh, cai quản trên trời dưới đất. Vậy Ngọc Hoàng là ai, có xuất thân ra sao? Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ 2 xuất bản lúc 19h ngày 21/1, tức ngày 30 Tết.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Nguồn: [Link nguồn]

Đằng sau sự sụp đổ của một trong những triều đại hùng mạnh nhất Trung Hoa

Giữa thế kỷ 17, Trung Quốc liên tiếp trải qua thảm họa thiên nhiên. Khí hậu lạnh hơn, tình trạng hạn hán và lũ lụt xảy ra triền miên gây ra nạn đói thảm khốc, đẩy nhanh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thần thoại Trung Hoa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN