Mỹ: Sống khốn khổ vì bị chính quyền coi là người chết

Khi Soto đăng ký dịch vụ di động, nhân viên nhà mạng tra cứu rồi nói: "Nhưng anh đã chết rồi cơ mà?".

Mỹ: Sống khốn khổ vì bị chính quyền coi là người chết - 1

Người vô gia cư tại Mỹ

Eric Soto, sống tại Los Angeles, thường làm các công việc thời vụ để trang trải. Do khó khăn, tới năm 2009, tìm việc bán thời gian cũng khó khăn và anh phải tìm trợ giúp ở Sở Thất nghiệp. Tuy nhiên khi gọi điện tới cơ quan này, nhân viên trực thông báo rằng theo cơ sở dữ liệu, Eric Soto đã chết.

Ban đầu, anh nghĩ rằng nhầm lẫn này sẽ được giải quyết nhanh chóng. Quy trình yêu cầu một số giấy tờ hợp lệ, nên anh nhanh chóng lấy bản sao giấy khai sinh, tiếp theo là bản sao bằng lái xe, an sinh xã hội, tất cả các hóa đơn dưới tên anh, tên họ thời con gái của mẹ, nhưng Sở Thất nghiệp đều gửi thư thông báo rằng những thông tin này chưa đủ. Hơn thế, trước đó anh từng nhận trợ cấp thất nghiệp một lần nên theo lý thuyết anh còn nợ họ cả nghìn USD.

Trong thời gian đó, anh tìm nhiều cách khác nhau, như tìm tới dịch vụ tư vấn luật và cung cấp luật sư miễn phí, nhưng họ không giúp đỡ được nhiều. Ngoài ra anh còn phải xin tiền bạn bè chỉ đủ ăn và vẫn nợ tiền nhà.

Mãi lâu sau, Sở Thất nghiệp mới liên lạc lại: "Được rồi, chúng tôi chỉ cần một văn bản từ Sở An sinh Xã hội". Văn phòng ở ngay gần nên anh tới ngay lập tức để trình bày hoàn cảnh, và lại nhận được câu trả lời quen thuộc: "Hệ thống cho biết anh đã qua đời".

"Tôi chưa chết! Nhìn tôi đây này!"

Mỹ: Sống khốn khổ vì bị chính quyền coi là người chết - 2
Soto đã "chết" trên giấy tờ 

Phải mất thêm vài lần nữa, Soto mới lấy được văn bản. Mất thêm vài tiếng, anh mới gọi được cho Sở Thất nghiệp để thông báo. Nhân viên yêu cầu anh gửi bản fax. Anh làm theo và tiếp tục đớ người khi được yêu cầu văn bản này phải được chính Sở An sinh Xã hội gửi. Khi quay lại Sở An sinh xã hội, nhân viên tiếp lời: "Thật ra đây không phải nhiệm vụ của chúng tôi". "Nhưng Sở Thất nghiệp bảo tôi làm vậy mà", anh nói. Cuối cùng, họ bắt anh phải ký giấy cam kết đã yêu cầu gửi fax.

Để có chút tiền cầm cự, anh trực điện thoại bán thời gian ở một cơ quan nhỏ, và bao nhiêu tiền kiếm được đều dành để trả nợ.

"Tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng chẳng thể ngủ được vì không biết ngày mai ra sao. Ngày nào cũng vật vã vì quá căng thẳng. Nhờ đức tin vào Công giáo, tôi có chút hy vọng khi nghĩ rằng đây chỉ là thử thách phải vượt qua, nhưng cũng chẳng được bao lâu. Điều cuối cùng tôi làm được là cầu nguyện", anh kể lại.

Mỹ: Sống khốn khổ vì bị chính quyền coi là người chết - 3
Eric Soto bị khai tử do "lỗi hệ thống"

Ngoài ra Soto còn nuôi mèo, nên anh nỗ lực tỏ ra bình tâm để chú mèo khỏi bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của chủ. Trong thời gian đó, những điều đen đủi cứ tới dồn dập. Một công ty liên hệ, nói sẽ thông báo nếu tuyển dụng anh. Soto chờ đợi trong vô vọng và thứ duy nhất anh nghe chiều hôm đó là từ chủ nhà: "Tôi biết anh đang khó khăn nhưng cứ thế này tới tháng 7 thì không ổn đâu".

Cuối cùng, Sở Thất nghiệp cũng gọi lại: "Chào anh Soto, chắc anh vất vả lắm phải không? Chúng tôi đã có văn bản phù hợp và sẽ chi trả trợ cấp. Đây là khoản truy lĩnh nên anh sẽ nhận được 8.000USD".

Cho tới lúc này, anh vẫn cảm thấy nghẹn lại khi hồi tưởng cái cảm giác thời gian đen tối ấy cũng đã kết thúc. Nhận được tiền, anh trả phí thuê nhà và tự thưởng một buổi đi xem phim. Số tiền ấy còn giúp Soto tồn tại suốt vài tháng sau đó.

Tới giờ, vẫn chưa có lời giải thích phù hợp rằng tại sao Soto "chết" trên giấy tờ, nhưng anh ngờ rằng là do sai sót khâu nhập liệu. Sau này, khi đăng ký dịch vụ di động tại hãng AT&T, họ cũng tra cứu và nói: "Nhưng anh đã chết rồi cơ mà?".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - Theawl ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN