Liên Hiệp quốc thay đổi tông giọng với quân đội Myanmar

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc ngày 4.2 bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Myanmar, yêu cầu quân đội Myanmar nhanh chóng thả bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo được bầu hợp pháp khác.

Liên Hiệp quốc không nhắc đến cụm từ đảo chính trong tuyên bố chung của 15 quốc gia trong Hội đồng Bảo an. Ảnh minh họa.

Liên Hiệp quốc không nhắc đến cụm từ đảo chính trong tuyên bố chung của 15 quốc gia trong Hội đồng Bảo an. Ảnh minh họa.

"Các thành viên của Hội đồng Bảo an nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì ủng hộ đối với quá trình tiến tới nền dân chủ toàn diện ở Myanmar", 15 thành viên hội đồng ra tuyên bố chung.

Hội đồng Bảo an cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc quân đội Myanmar áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên, tuyên bố chính thức của Hội đồng Bảo an không lên án quân đội Myanmar phát động đảo chính kiểm soát đất nước.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Washington coi quân đội Mynamar nắm quyền lực là đảo chính.

Theo Reuters, tuyên bố chung có phần dịu giọng hơn của Hội đồng Bảo an do phía Anh soạn thảo. Tuyên bố chung được điều chỉnh giảm nhẹ sắc thái, nhằm đạt được sự đồng thuận từ Nga và Trung Quốc.

Nga và Trung Quốc đã ngăn Hội đồng Bảo an ra nghị quyết lên án quân đội Myanmar phát động đảo chính, qua đó ngăn chặn khả năng Liên Hiệp quốc áp đặt lệnh trừng phạt với Myanmar.

Hội đồng Bảo an cũng kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh sử dụng bạo lực, tôn trọng nhân quyền, các quyền tự do cơ bản, và pháp quyền. Hội đồng khuyến khích theo đuổi đối thoại, hòa giải, phù hợp với ý chí và lợi ích của nhân dân Myanmar.

Hôm 3.2, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực quốc tế để gây sức ép “khiến cuộc đảo chính của quân đội Myanmar thất bại”.

Người phát ngôn của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc nói Bắc Kinh hi vọng những thông điệp quan trọng từ Hội đồng Bảo an "sẽ được tất cả các bên lắng nghe, và dẫn đến một kết quả tích cực".

“Với tư cách là hàng xóm thân thiện của Myanmar, Trung Quốc hi vọng tất cả các bên ở Myanmar sẽ đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và trong khuôn khổ Hiến pháp”, người phát ngôn của Trung Quốc ở Liên Hiệp quốc nói.

Sau cuộc đảo chính ở Myanmar, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiếng cảnh báo sẽ tái áp đặt các lệnh cấm vận Mynmar. “Mỹ đang cân nhắc các lệnh trừng phạt nhắm vào các mục tiêu cụ thể”, ngăn chặn quân đội Myanmar tiếp cận các nguồn tài chính, Nhà Trắng cho biết ngày 4.2.

“Chúng tôi cũng tính tới trừng phạt các cá nhân và tổ chức kiểm soát quân đội Myanmar”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar mất cơ hội trở thành Tổng thống như thế nào?

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, thống tướng Min Aung Hlaing đã có nhiều năm chuẩn bị cho kế hoạch để trở thành Tổng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Reuters ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN