Kim Jong-un khác cha, giống ông nội thế nào

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cắt tóc, ăn mặc giống ông nội cũng như đưa ra chính sách, tham vọng hạt nhân giống với người sáng lập đất nước.

Kim Jong-un khác cha, giống ông nội thế nào - 1

Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành (trái) và ông Kim Jong-un.

Theo Wall Street Journal (WSJ), thế giới không hề biết tới Kim Jong-un cho đến khi người cha qua đời vì lên cơn đau tim năm 2011, để lại cho ông Kim vị trí lãnh đạo đất nước.

Các nhà phân tích tình báo khi đó chỉ biết được một số thông tin như ông Kim ở độ tuổi ngoài 20, từng du học ở Thụy Sĩ và thích chơi bóng rổ.

Khi người cha qua đời, ông Kim đã từng bước siết chặt quyền kiểm soát đất nước, nhờ vào chính sách thực dụng giống như ông nội Kim Nhật Thành. Ngay cả trang phục và kiểu tóc của ông Kim cũng giống như người sáng lập Triều Tiên.

Kim Jong-un khác cha, giống ông nội thế nào - 2

Ông Kim Nhật Thành thị sát đơn vị quân đội năm 1983.

Chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên Michael Madden tại Mỹ nhận định, ông Kim và các cố vấn thân cận đã xây dựng hình ảnh ông ông nội hơn là giống cha. Một phần là do rất nhiều cố vấn của Kim Jong Un cũng từng là cố vấn của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.

Thoạt nhìn, ông Kim rất giống ông nội hồi còn trẻ, từ hình dáng cho đến các đường nét khuôn mặt. Nhà lãnh đạo Triều Tiên cắt tỉa tóc tỉ mỉ giống phong cách của ông nội, thường xuyên mặc đồng phục màu đen hay những bộ comple phương Tây, đúng theo những gì mà cố lãnh đạo Kim Nhật Thành ưa thích.

Kim Jong-un khác cha, giống ông nội thế nào - 3

Ông Kim Jong-un trong chuyến thăm đơn vị quân đội hồi năm nay.

Giống như ông nội, Kim Jong-un xây dựng hình ảnh “lãnh đạo thân thiện”. Vài tháng sau khi nắm quyền, truyền hình nhà nước Triều Tiên phát hình ảnh ông Kim tặng quà và rót đồ uống cho họ hàng vừa chuyển vào căn hộ mới ở Bình Nhưỡng, trong khi người vợ đang rửa bát trong bếp.

Ông Kim cũng ra lệnh xóa bỏ chính sách thắt lưng buộc bụng mà người cha đề ra. Thay vào đó, ông Kim theo đuổi chính sách hai mục đích của ông nội: cùng lúc phát triển kinh tế và vũ khí hạt nhân.

Kim Jong-un khác cha, giống ông nội thế nào - 4

Cố lãnh đạo Kim Nhật Thành kiểm tra hàng hóa do Triều Tiên sản xuất.

Mặc dù không có số liệu chính thức nhưng ngân hàng trung ương Trung Quốc ước tính, nền kinh tế Triều Tiên có tăng nửa phần trăm trong giai đoạn 2010-2014, chủ yếu dựa vào xuất khẩu khoáng sản.

Mặc dù ở Triều Tiên cấm doanh nghiệp tư nhân, ông Kim cho phép người dân kinh doanh hàng hóa trên phố và mở cửa hàng nhỏ. Kim Kwang-Jin, một nhà cựu ngoại giao và nhân viên ngân hàng cấp cao Triều Tiên cho biết, ông Kim đã nới lỏng việc tự do buôn bán hàng hóa để thúc đẩy nguồn thu từ thuế.

Kim Jong-un khác cha, giống ông nội thế nào - 5

Ông Kim Jong-un trong chuyến thăm đến khu trang trại.

Hình ảnh Kim Jong-un niềm nở với người dân trái ngược với sự lạnh lùng không nương tay trong chính trường.

Theo thống kê của Hàn Quốc, ông Kim đã cách chức hoặc trừng phạt hơn 100 quan chức cấp cao từ thời lên cầm quyền.

Đó cũng là cách cố lãnh đạo Kim Nhật Thành trừng phạt những phần tử phản động vào những năm 1953, 1956, và 1967.

Kim Jong-un khác cha, giống ông nội thế nào - 6

Ông Kim Nhật Thành đội mũ trông giống với người cháu Kim Jong-un ngày nay.

Năm nay, trong Đại hội Đảng tổ chức lần đầu tiên sau 36 năm, ông Kim thay thế bộ máy chính phủ phần lớn là quân nhân bằng các chính khách. Sự thay đổi này cho phép tầng lớp kỹ trị có thêm quyền lực quản lý nền kinh tế.

Trong khi giảm bớt vai trò của quân đội trong chính trị, ông Kim đẩy mạnh việc phát triển vũ khí hạt nhân. Đây cũng là giấc mơ của ông nội Kim Nhật Thành.

Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành bắt đầu chương trình hạt nhân với sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ông Kim Nhật Thành đồng ý đóng băng chương trình hạt nhân trong gần một thập kỷ trước sức ép của Mỹ. Sau này, thông tin rò rỉ tiết lộ Bình Nhưỡng vẫn bí mật làm giàu uranium.

Kim Jong-un khác cha, giống ông nội thế nào - 7

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Tiếp nối giấc mơ của ông nội, Kim Jong-un đã chủ trì 3 trong tổng số 5 lần Triều Tiên thử hạt nhân.

Trong khi người cha Kim Jong Il dùng chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ, thì ông Kim được cho là dùng hạt nhân để củng cố quyền lực và đe dọa Hàn Quốc.

Sau khi vụ thử hạt nhân gây chấn động vừa qua, Kim Jong Un nói nước ông đã chế tạo được đầu đạn hạt nhân thu nhỏ, có thể gắn vào tên lửa đạn đạo. Chính sách của Kim Jong-un đã buộc Mỹ phải xác định lại mối đe dọa Triều Tiên với thế giới, để có cách phản ứng phù hợp.

Chương trình hạt nhân cũng là một cách để ông Kim tăng thêm sự ủng hộ trong nước. “Một số người Triều Tiên lo ngại về chiến tranh”, Choi Sul-Kyung, binh sĩ Triều Tiên đào ngũ năm ngoái nói. “Nhưng họ cũng tin là Bình Nhưỡng sẽ chiến thắng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - WSJ ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN