G7 muốn áp giá trần dầu Nga: Sẽ phản tác dụng?

Việc G7 tuyên bố muốn áp giá trần dầu Nga là một động thái chưa từng có tiền lệ. Một số nhà phân tích cho rằng, động thái này có thể phản tác dụng. 

Không ít chuyên gia nghi ngờ về kế hoạch áp giá trần dầu Nga của các nước G7. Ảnh minh họa: Reuters

Không ít chuyên gia nghi ngờ về kế hoạch áp giá trần dầu Nga của các nước G7. Ảnh minh họa: Reuters

Theo Al Jazeera, để đạt được hiệu quả, kế hoạch áp giá trần dầu Nga của G7 phải có sự ủng hộ của các quốc gia lớn khác ngoài G7, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc.

Việc áp giá trần dầu Nga thực hiện ra sao?

Dầu Nga sẽ được mua với giá chiết khấu so với giá bán trên thị trường, nhằm hạn chế lợi nhuận mà Moscow có thể thu về từ việc bán dầu. Dù vậy, mức giá chiết khấu vẫn cao hơn chi phí sản xuất khuyến khích xuất khẩu. 

Theo một quan chức Bộ Tài chính Mỹ, lãi suất chiết khấu - được tính riêng cho dầu thô và các sản phẩm từ dầu - có thể được điều chỉnh thường xuyên. 

Chưa từng có tiền lệ

Trong quá khứ, có những hệ thống quốc tế nhằm ngăn chặn một quốc gia xuất khẩu dầu (như với Iran, Venezuela) hoặc các hạn chế thương mại như chương trình "Dầu vì Lương thực" (1995-2003) - cho phép Iraq dùng dầu để đổi lấy lương thực, thuốc men và các nhu cầu thiết yếu khác. 

Tuy nhiên, chưa có nỗ lực nào áp đặt mức giá khác biệt cho một quốc gia. 

Các nước khác sẽ ủng hộ kế hoạch của G7?

Các thành viên của G7 như Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ đã hạn chế hoặc dừng việc mua các sản phẩm từ dầu của Nga. Nhưng để có hiệu quả, kế hoạch áp giá trần của G7 cần nhận được sự ủng hộ của các quốc gia lớn khác, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. 

Bill O’Grady, chuyên gia làm việc tại công ty tư vấn Confluence Investment (Mỹ), cho rằng, dù G7 vẽ ra viễn cảnh mua được dầu Nga với giá chiết khấu, nhưng điều này có vẻ không thu hút Trung Quốc và Ấn Độ vì "2 nước này vốn đã mua được dầu Nga với giá rẻ". 

Đồng quan điểm với ông O’Grady, John Kilduff - chuyên gia tới từ công ty tư vấn đầu tư Again Capital (Mỹ) - cho rằng: "Nga có thể nói: Hãy xem, chúng tôi đã bán dầu Nga ở mức giá chiết khấu này rồi. Chúng tôi sẽ không cần bán dầu cho người châu Âu nữa". 

"Tôi không nghĩ người Trung Quốc, Ấn Độ hay người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ủng hộ kế hoạch của G7", Kilduff nói thêm và lưu ý, 3 quốc gia được nêu tên sẽ không hùa theo phương Tây để trừng phạt Nga vì xung đột ở Ukraine. "Tôi nghĩ dòng chảy dầu Nga tới các nước này sẽ tiếp tục". 

Phản ứng của Nga với kế hoạch của G7

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hôm 1/9 cảnh báo, Moscow sẽ không bán các sản phẩm từ dầu cho các quốc gia áp giá trần với dầu Nga. Một ngày sau, giá dầu toàn cầu tăng. 

Chuyên gia Kilduff cho rằng, trong phiên giao dịch ngày 2/9, giá dầu tăng một phần do tuyên bố của G7 về việc muốn áp giá trần dầu Nga. Theo Kilduff, tuyên bố này làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm nguồn cung dầu trên thế giới và việc dầu tăng giá là không tránh khỏi. 

Nguồn: [Link nguồn]

Sản lượng dầu Nga giảm chưa đến 3%, các lệnh trừng phạt của phương Tây bị ”chê”

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, sản lượng dầu của Nga trong tháng 7 chỉ ở dưới chút ít so với sản lượng trước thời điểm Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN