Thế lực từ cường quốc châu Âu tới Trung Quốc với thái độ kẻ cả, nhà Minh hai lần thủy chiến

Trong thời kỳ châu Âu khám phá thế giới (thế kỷ 15 - 17), các chính phủ châu Âu ủy quyền cho các đoàn thám hiểm, các đội tàu buôn nhằm xâm chiếm thuộc địa, thiết lập giao thương với thế giới bên ngoài. Đầu thế kỷ 16, những đội tàu buôn Bồ Đào Nha đầu tiên tới Trung Quốc, cuối cùng dẫn đến những cuộc đụng độ.

Cuộc đụng độ giữa quân đội nhà Minh và các thương nhân Bồ Đào Nha là lần đầu tiên Trung Quốc chạm trán với người đến từ cường quốc châu Âu kể từ thời kỳ thuốc súng được sử dụng rộng rãi. Ảnh minh họa.

Cuộc đụng độ giữa quân đội nhà Minh và các thương nhân Bồ Đào Nha là lần đầu tiên Trung Quốc chạm trán với người đến từ cường quốc châu Âu kể từ thời kỳ thuốc súng được sử dụng rộng rãi. Ảnh minh họa.

Theo trang China Project, người Bồ Đào Nha thực tế đã tới miền nam Trung Quốc từ nhiều năm trước và đòi nhà Minh thiết lập quan hệ chính thức.

Quan lại nhà Minh mất 3 năm để đàm phán, cuối cùng dẫn tới việc Bồ Đào Nha mở Đại sứ quán ở Bắc Kinh vào năm 1520. Tưởng như vậy là đã xong nhưng không, nhà Minh và Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục mâu thuẫn trong nhiều vấn đề. Hai bên không coi đây là cơ hội mở ra hợp tác và củng cố quan hệ.

Bồ Đào Nha là quốc gia nằm ở phía tây nam của châu Âu và là một trong những quốc gia lâu đời nhất của châu lục. Trong giai đoạn thế kỷ 15 và 16 (năm 1400 - 1600), Bồ Đào Nha là quốc gia tiên phong trong phong trào châu Âu khám phá thế giới, trở thành đế quốc thực dân kiểm soát thuộc địa ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Bồ Đào Nha khi đó là một trong những thế lực quân sự hùng mạnh nhất thế giới.

Trong thời kỳ châu Âu khai phá thế giới, không phải tất cả các tàu buôn ra khơi đều được trang bị pháo hoặc đại bác. Có những tàu buôn được trang bị vũ khí với mục đích chống cướp biển, đặc biệt là đối với các tàu đi qua tuyến đường hàng hải mới, tiếp xúc với các quốc gia chưa từng có sự tương tác trước đây.  Công nghệ đóng tàu, chế tạo pháo và súng hỏa mai tiên tiến góp phần giúp người châu Âu (khởi đầu là Bồ Đào Nha) khuất phục, áp đặt các thỏa thuận giao thương bất lợi đối với người bản địa và thậm chí phát động chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa.

Với vị thế là cường quốc quân sự hàng đầu, người Bồ Đào Nha tới Trung Quốc với suy nghĩ "thích làm gì thì làm" mà không cần triều đình nhà Minh cho phép. Các thương nhân và thủy thủ Bồ Đào Nha tùy ý đi lại ở Quảng Châu, đe dọa quan lại nhà Minh và thiết lập giao thương tại các cảng biển ở phía đông nam Trung Quốc.

Dân gian khi đó lan truyền câu chuyện người Bồ Đào Nha sát hại trẻ em để ăn thịt, khiến quan lại nhà Minh ngày càng lo ngại.

Ở thời điểm đó, hoàng đế nhà Minh là Minh Vũ Tông bác bỏ những lời kêu gọi của triều thần, không muốn chọc giận người phương Tây.

Nhưng mọi chuyện thay đổi vào năm 1521, khi Minh Vũ Tông đột ngột qua đời ở tuổi 30. Hoàng đế mới lên nối ngôi khi 15 tuổi, không có nhiều tiếng nói trước các đại thần - những người có tư tưởng muốn trừng phạt người Bồ Đào Nha.

Hoàng đế Minh Vũ Tông khi còn sống từng là rào cản ngăn triều thần có hành động thù địch với người Bồ Đào Nha.

Hoàng đế Minh Vũ Tông khi còn sống từng là rào cản ngăn triều thần có hành động thù địch với người Bồ Đào Nha.

Không lâu sau, đại sứ Bồ Đào Nha bị trục xuất khỏi Bắc Kinh và phải mất 5 tháng mới tới được Quảng Châu, nơi có sự hiện diện mạnh mẽ của Bồ Đào Nha. Đại sứ Bồ Đào Nha Tome Pires không được phép rời Trung Quốc. Ông được cho là qua đời năm 1524 vì bệnh tật hoặc sống đến năm 1540 ở tỉnh Giang Tô.

Ở Quảng Châu, quan chức địa phương bắt đầu các hoạt động gây khó dễ, cản trở người Bồ Đào Nha giao thương với lý do không tuân thủ quy định và luật pháp sở tại.

Mùa xuân năm 1521, đội tàu buôn Bồ Đào Nha gồm 5 tàu do anh hai anh em Vasco và Diogo Calvo chỉ huy tới Quảng Châu nhưng bị quan địa phương ra lệnh đuổi đi.

Không chấp nhận bị xua đuổi, Diogo ra lệnh thả neo ở vùng cửa biển còn Vasco tổ chức tiệc tùng ở Quảng Châu. Một số người Bồ Đào Nha bất tuân lệnh nhà Minh, vẫn tìm cách giao thương nên bị bắt giam.

Đứng trên tàu lớn nhất của đội tàu Bồ Đào Nha, Calvo không chỉ khước từ yêu cầu rời đi mà còn đòi triều đình nhà Minh thả người.

Căng thẳng leo thang đến mức, nhà Minh chuẩn bị 50 tàu nhỏ với mục đích đổ bộ lên các tàu vượt biển được trang bị pháo của anh em nhà Calvo. Tháng 5/2021, dưới sự chỉ huy của tướng Vương Hoành, các tàu Trung Quốc cố gắng áp sát tàu Bồ Đào Nha nhưng bị pháo bắn dữ dội. Trung Quốc thực tế sở hữu súng và pháo từ lâu nhưng công nghệ sản xuất pháo của Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 16 được coi là tốt nhất thế giới với tầm bắn và độ chính xác vượt trội.

Đến tháng 6, thêm hai tàu Bồ Đào Nha nữa tới Quảng Châu, kháng cự yêu cầu đầu hàng từ phía nhà Minh. Phải đến tháng 9, tướng Vương Hoành mới đánh đuổi được các tàu Bồ Đào Nha nhờ vào gió đổi chiều nhờ vào kế hỏa công giống như trong trận Xích Bích huyền thoại. Tận dụng gió đổi chiều, các thuyền Trung Quốc bắn mưa tên được châm mồi lửa, khiến tàu Bồ Đào Nha chịu thiệt hại đáng kể. Anh em nhà Calvo cuối cùng rút lui, mất 2 trong tổng số 5 tàu.

Căng thẳng giữa nhà Minh và Bồ Đào Nha còn tiếp diễn cho đến năm sau. Tháng 8/1522, một đội tàu Bồ Đào Nha khác tới Quảng Châu, không rõ nhằm trả thù hay không biết tình hình đã thay đổi.

Lần này, nhà Minh đã có sự chuẩn bị, mua pháo từ nước ngoài trang bị cho các chiến thuyền. Nhờ có pháo, 80 chiến thuyền nhà Minh nã hỏa lực dữ dội, đánh bại đội tàu Bồ Đào Nha. 

Nếu như năm 1521, Bồ Đào Nha vẫn sở hữu công nghệ vũ khí vượt trội thì chỉ sau một năm, ưu thế đó gần như đã bị san bằng.

Sử gia người Mỹ Tonio Andrade, tác giả cuốn Thời kỳ Thuốc súng, mô tả sự kiện xảy ra đầu những năm 1520 là “một bước ngoặt, mở đầu cho một thời kỳ đổi mới quân sự sâu sắc ở Trung Quốc".

Bồ Đào Nha trao trả vùng lãnh thổ Macao cho Trung Quốc vào năm 1999.

Bồ Đào Nha trao trả vùng lãnh thổ Macao cho Trung Quốc vào năm 1999.

Năm 1523, nhà Minh sở hữu khoảng 32 khẩu pháo do Bồ Đào Nha sản xuất nhưng đến năm 1528, con số này đã lên tới 4.000. Cũng có những nghi vấn lô pháo phương Tây đầu tiên mà nhà Minh sở hữu không phải có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha mà là từ Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua các hoạt động giao thương trên Con đường Tơ lụa.

Bất chấp sự thù địch, người Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục buôn bán dọc theo bờ biển Phúc Kiến với sự hỗ trợ của các thương gia địa phương và quan lại tham nhũng.

Năm 1554, hai thương gia Bồ Đào Nha là Leonel de Sousa và Simão d'Almeida hối lộ Vương Bác, quan chức cấp phó phụ trách phòng thủ ven bờ ở Trung Quốc. Sau khi được các thương gia Bồ Đào Nha đón tiếp nồng hậu trên tàu, Vương Bác đồng ý nhận 500 lạng bạc mỗi năm để cho phép người Bồ Đào Nha định cư tại Ma Cao, cũng như chỉ đánh thuế 20% trên một nửa hàng hóa mà tàu buôn Bồ Đào Nha đem tới. 

Năm 1571, triều đình phát hiện việc Vương Bác âm thầm cho người Bồ Đào Nha thuê đất Ma Cao nhưng Vương Bác sắp xếp để biến khoản tiền 500 lạng bạc mỗi năm được sung vào quốc khố.

Kể từ đó, vùng lãnh thổ này thành nơi người Bồ Đào Nha sinh sống. Năm 1887, Bồ Đào Nha chính thức kiểm soát hoàn toàn vùng lãnh thổ này sau khi đạt thỏa thuận với nhà Thanh và nhờ Vương quốc Anh làm trung gian. Nhà Thanh khi đó đã suy yếu và phải nhượng bộ trước phương Tây sau khi liên tiếp để thua trong các cuộc chiến tranh nha phiến với liên quân Anh - Pháp.

Năm 1999, Bồ Đào Nha trao trả Macao cho Trung Quốc. Hai bên thống nhất cho phép đặc khu hành chính Macao tiếp tục duy trì quyền tự trị ở mức cao cho đến năm 2049, tức 50 năm kể từ ngày trao trả lãnh thổ.

_______________________________

Trong giai đoạn chuyển giao quyền lực ở Trung Hoa dưới thời nhà Thanh và nhà Minh, đảo Đài Loan từng do người Hà Lan kiểm soát. Bằng cách nào một vị tướng Trung Quốc đã đánh bại lực lượng Hà Lan để kiểm soát hòn đảo? Mời độc giả đón đọc bài kỳ 3 xuất bản 10h ngày 1/7.

Nguồn: [Link nguồn]

Hy Lạp và Trung Quốc là hai quốc gia có nền văn minh lâu đời và độc đáo nhất trên thế giới. Ít người biết rằng hai nền văn minh này từng xảy ra chiến tranh trong lịch sử.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Những cuộc chiến giữa Trung Quốc và phương Tây Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN