Đằng sau căng thẳng mới nhất giữa Ukraine và các đồng minh Đông Âu

Trong bối cảnh xung đột vẫn đang diễn ra với Nga, Ukraine lại bị vướng vào căng thẳng với một số quốc gia đồng minh - những nước hỗ trợ Kiev mạnh mẽ nhất.

Ukraine xuất khẩu ngũ gốc và nông sản sang châu Âu với giá rẻ gây bất bình ở Đông Âu.

Ukraine xuất khẩu ngũ gốc và nông sản sang châu Âu với giá rẻ gây bất bình ở Đông Âu.

Ngày càng nhiều quốc gia Đông Âu có động thái cấm hàng nông sản có nguồn gốc từ Ukraine do lo ngại lượng hàng giá rẻ này có thể tràn ngập thị trường, làm suy yếu nền kinh tế của chính các quốc gia đó.

Slovakia, Ba Lan và Hungary là 3 trong số các nước khởi xướng lệnh cấm. Một số quốc gia châu Âu khác cũng có thể sớm áp đặt lệnh cấm tương tự.

Ukraine, quốc gia có những vùng đất màu mỡ được mệnh danh là vựa lúa mì của châu Âu, đã hứng chịu thiệt hại kinh tế đáng kể do cuộc xung đột với Nga nổ ra từ tháng 2/2022.

Các hoạt sộng sản xuất nông nghiệp ở Ukraine bị gián đoạn còn nông sản gặp khó khăn khi xuất khẩu ra nước ngoài. Trong năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine đã giảm 30%.

Hôm 18/4, Bulgaria và Romania là hai quốc gia gửi tín hiệu sẽ cấm nhập khẩu hàng nông sản Ukraine. Việc các đồng minh châu Âu quay lưng với hàng nông sản có thể làm gia tăng sức ép đối với nền kinh tế Ukraine.

Theo báo Mỹ Newsweek, đây là sự rạn nứt hiếm thấy giữa Ukraine và các nước đồng minh châu Âu kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Các nước châu Âu cấm nhập khẩu hàng nông sản Ukraine nhằm bảo vệ người nông dân trong nước. Nông sản Ukraine thường được bán với giá rẻ hơn, gây mất cân bằng thị trường.

Xung đột khiến Ukraine mất quyền kiểm soát các cảng biển quan trọng như Mariupol, dẫn đến việc hàng hóa Ukraine chủ yếu được vận chuyển qua đường bộ tới Đông Âu. Để có thể bán được hàng, các nông dân Đông Âu cũng phải giảm giá nông sản, từ đó gây ra giảm nguồn thu nhập.

Một nguyên nhân khác là việc Ủy ban châu Âu (EC) đã tạm miễn thuế nhập khẩu hàng hóa từ Ukraine. Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia đã gửi thư tới Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, kêu gọi EC tái áp đặt hàng rào thuế quan với Ukraine.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố: "Hãy hỗ trợ Ukraine nhưng là theo cách thông minh. Trên hết, lợi ích của quốc gia và của người nông dân Ba Lan cần được đặt lên hàng đầu".

Bulgaria có thể đưa ra quyết định cấm nhập khẩu hàng nông sản Ukraine trong ngày 19/4, nhằm gửi thông điệp "mạnh mẽ" tới châu Âu.

"Nông dân Bulgaria nói rằng họ không muốn nhận trợ cấp, họ muốn giành lại thị trường của họ, rằng Ukraine đang cạnh tranh không lành mạnh," Bộ trưởng Nông nghiệp Bulgaria, Yavor Gechev nói.

Phía Ukraine đã lên tiếng chỉ trích các nước đồng minh, cho rằng lệnh cấm nhập khẩu hàng nông sản sẽ "không giúp giải quyết vấn đề".

"Chúng tôi hiểu rằng nông dân Ba Lan đang gặp khó khăn, nhưng nông dân Ukraine mới gặp khó khăn lớn nhất", Bộ Nông nghiệp Ukraine tuyên bố. "Có một cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Nông dân Ukraine không chỉ gặp khó khăn về kinh tế mà còn chịu rủi ro tính mạng".

Hôm 18/4, Ba Lan tạm thời nhượng bộ khi cho phép hàng nông sản Ukraine được trung chuyển qua lãnh thổ nước này. Nhưng Ba Lan vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hàng nông sản Ukraine.

Nguồn: [Link nguồn]

Tổng thống Ukraine thăm thị trấn tiền tuyến Avdiivka

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm thị trấn tiền tuyến Avdiivka (thuộc Donetsk) và gặp gỡ các binh sĩ. Chuyến thăm của ông Zelensky diễn ra không lâu sau khi Tổng thống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - Newsweek ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN