Đại tá Anh: Điều lo ngại lớn của Ukraine về đồng minh phương Tây đang xảy đến

Theo một vị đại tá Anh,  một chuyển biến đáng lo ngại với Ukraine xảy ra trên khắp phương Tây và nó diễn ra vào thời điểm tồi tệ nhất của Kiev. 

Theo một đại tá Anh, việc Thủ tướng Anh Boris Johnson chấp nhận từ chức khiến Ukraine mất đi một lãnh đạo phương Tây ủng hộ nhiệt tình nhất. Ảnh: Telegraph

Theo một đại tá Anh, việc Thủ tướng Anh Boris Johnson chấp nhận từ chức khiến Ukraine mất đi một lãnh đạo phương Tây ủng hộ nhiệt tình nhất. Ảnh: Telegraph

Đại tá Richard Kemp, một cựu chỉ huy lực lượng bộ binh Anh và hiện là chủ tịch nhóm tình báo Cobra (Anh), cho rằng "sự sụp đổ" của chính quyền Thủ tướng Anh Boris Johnson góp phần vào các mối đe dọa ngày càng tăng với Ukraine.

Ông Johnson là lãnh đạo phương Tây ủng hộ Ukraine nhiệt tình nhất trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden có phản ứng mờ nhạt và giới lãnh đạo châu Âu ngày càng bị lung lay do tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng. 

Theo vị đại tá Anh, không ai trong số những người kế nhiệm tiềm năng của ông Johnson có thể tiếp nối quyết tâm của Thủ tướng Anh với Nga, nhất là khi các tác động kinh tế trong nước liên quan đến cuộc chiến ngày càng tăng. 

Với cuộc bầu cử lãnh đạo của đảng Bảo thủ Anh diễn ra sớm nhất vào cuối tháng 9, mọi sự chú ý chính trị ở Anh sẽ đổ dồn vào việc này, với việc các chính sách và hành động mới của London về cuộc xung đột ở Ukraine sẽ bị tạm thời gạt sang một bên. 

Sự chú ý của truyền thông Anh vào cuộc xung đột cũng bị hạn chế, khiến các bộ trưởng và chính phủ không thể tập trung vào vấn đề này. 

Đáng lo ngại hơn, sự chuyển hướng như vậy không chỉ xảy ra ở nước Anh. Đây là "hiện tượng" xảy ra trên khắp phương Tây và nó diễn ra vào thời điểm tồi tệ nhất với Ukraine. 

Tại Mỹ, sự chú ý của giới chính trị và truyền thông đã đổ dồn vào cuộc bầu cử giữa kỳ, dự kiến vào tháng 11 năm nay. Trong khi hầu hết cử tri Mỹ ủng hộ việc Washington hỗ trợ Ukraine, mối quan tâm chính của các cử tri này vẫn là các vấn đề kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến họ như lạm phát gia tăng. Ít nhất 1/3 trong số các vấn đề kinh tế ảnh hưởng tới cử tri Mỹ liên quan trực tiếp đến xung đột ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow. 

Ông Biden, trong các cuộc vận động tranh cử và muốn giảm bớt sự chỉ trích nhằm vào bộ máy của ông, đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa lạm phát của phương Tây với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. 

Đây được xem là sự thúc đẩy lâu dài với sự ủng hộ của quốc hội Mỹ với chính sách của chính phủ nước này với Ukraine, nhưng ngay lập tức, chúng ta cũng nhận thấy sự sự thận trọng hơn từ một chính quyền vốn đã rất sợ mất đa số ghế trong thượng viện và hạ viện, theo đại tá Richard Kemp.

Hiện tại, 54 tỷ USD của Mỹ đã đổ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Kiev vẫn đang thất thế. Nga đã chiếm được Lisichansk, cứ điểm cuối cùng của Ukraine ở Lugansk, mà không bị tổn thất quá lớn. Có rất ít hy vọng cho rằng Kiev có thể giữ được Donetsk nguyên vẹn. Ông Putin đã ra dấu hiệu tạm dừng chiến thuật để các lực lượng Nga được nghỉ ngơi và tái thiết lực lượng sau khi tiếp quản vùng Donbass, nhưng đây có thể chỉ là kế nghi binh của nhà lãnh đạo Nga. Ông Putin được cho là có kế hoạch tái triển khai lực lượng ở phía bắc tới thành phố Kharkiv hoặc khu vực bờ biển phía tây Ukraine tới thành phố cảng Odessa. 

Tại châu Âu, các kết quả bầu cử gần đây ở Pháp và Tây Ban Nha đã làm lung lay sự ủng hộ chính trị, vốn đã yếu ớt, dành cho Ukraine. Theo tờ Telegraph (Anh), một cuộc thăm dò cho thấy chi phí sinh hoạt tăng vọt ở châu Âu, bị ảnh hưởng do xung đột kéo dài ở Ukraine, đang bào mòn sự ủng hộ của người dân ở cả phương Đông và phương Tây dành cho Ukraine. 

Điều này có khả năng ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử sắp tới ở Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Slovenia và Ba Lan. Tuần trước, Ủy ban Liên minh châu Âu đã chặn khoản vay 1,5 tỷ euro cho Ukraine, phản ánh những lo ngại ngày càng tăng về tương lai của Ukraine, cũng như lo ngại về nền kinh tế của Kiev. Sự bào mòn này sẽ càng tăng khi xung đột Nga - Ukraine kéo dài và mùa đông đang đến gần - thời điểm mà nhu cầu về khí đốt và dầu Nga tăng mạnh ở châu Âu. 

Để tiếp tục đấu tranh, Ukraine cần nhận được viện trợ kinh tế từ các đồng minh phương Tây lớn hơn những gì họ đã nhận được. Điều này chỉ có thể thành hiện thực nếu có ý chí chính trị để đảm bảo, nhưng tất cả các dấu hiệu cho thấy không tồn tại ý chí chính trị đó. 

Nguồn: [Link nguồn]

Cựu tư lệnh NATO dự đoán kịch bản ngừng xung đột Nga – Ukraine

Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine có thể chấm dứt trong 4-6 tháng tới với một thỏa thuận đình chiến tương tự thỏa thuận trong Chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Telegraph ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN