Cuộc gặp lịch sử giữa Đức Giáo hoàng và Giáo chủ Hồi giáo

Đức Giáo hoàng Francis và Đại giáo chủ Hồi giáo dòng Shia Ayatollah Ali al-Sistani đã có cuộc gặp lịch sử ở Iraq nhằm kêu gọi hòa bình và hợp tác giữa các tôn giáo với nhau.

Đức Giáo hoàng Francis và Đại giáo chủ Hồi giáo dòng Shia Ayatollah Ali al-Sistani đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về sự hòa bình trong cuộc gặp lịch sử hôm 6-3 tại Iraq, kêu gọi người Hồi giáo ở Iraq vượt qua sự chia rẽ với công dân Cơ đốc giáo, theo hãng tin AP.

Theo đó, ông Sistani cho biết giới chức tôn giáo ở Iraq có vai trò bảo vệ những người theo đạo Thiên Chúa ở nước này và những người đạo Thiên Chúa nên sống trong hòa bình và được hưởng các quyền lợi như những người Iraq khác.

Hồi đáp lại, Giáo hoàng Francis cảm ơn Đại giáo chủ Sistani vì đã “lên tiếng bảo vệ những người yếu ớt nhất và bị bức hại nhất” trong khoảng thời gian đầy bạo lực gần đây ở Iraq.

Kết thúc cuộc họp, Giáo chủ Sistani đã chúc Giáo hoàng Francis và các tín đồ của Giáo hội Công giáo sự hạnh phúc, đồng thời cảm ơn Đức Giáo hoàng đã bỏ công sức đến thăm ông.

Đức Giáo hoàng Francis và Đại giáo chủ Hồi giáo dòng Shia Ayatollah Ali al-Sistani có cuộc gặp lịch sử ở thành phố thánh địa Naja ở Iraq hôm 6-3. Ảnh: AP

Đức Giáo hoàng Francis và Đại giáo chủ Hồi giáo dòng Shia Ayatollah Ali al-Sistani có cuộc gặp lịch sử ở thành phố thánh địa Naja ở Iraq hôm 6-3. Ảnh: AP

Cuộc gặp lịch sử diễn ra tại ngôi nhà thuê của ông Sistani ở thành phố thánh địa Najaf trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 ở Iraq gia tăng trong thời gian gần đây. Cả hai nhà lãnh đạo đều không đeo khẩu trang trong cuộc thảo luận và thương lượng kỹ lưỡng giữa hai bên.

Một quan chức tôn giáo ở Najaf tiết lộ cuộc họp “đầy thân mật” kéo dài tổng cộng 40 phút.

Theo vị quan chức này, có một số lo ngại về việc Đức Giáo hoàng gặp quá nhiều người một ngày trước đó. Giáo hoàng Francis đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhưng ông Sistani thì vẫn chưa. 

Đức Giáo hoàng đã tháo giày trước khi bước vào phòng của ông Sistani. Giáo sĩ Sistani, người thường vẫn ngồi khi khách viếng thăm, đã đứng khi chào đón Giáo hoàng ở cửa phòng, AP đưa tin.

Cuộc gặp diễn ra vào ngày thứ hai trong chuyến đi kéo dài ba ngày của Giáo hoàng Francis. Đây là thời điểm mang tính bước ngoặt trong lịch sử tôn giáo hiện đại và là một cột mốc trong nỗ lực đối thoại với các tôn giáo khác của Giáo hoàng Francis.

Đức Giáo hoàng Francis và Đại giáo chủ Hồi giáo dòng Shia Ayatollah Ali al-Sistani cùng các linh mục Cơ đốc giáo ở thành phố thánh địa Naja hôm 6-3. Ảnh: AP

Đức Giáo hoàng Francis và Đại giáo chủ Hồi giáo dòng Shia Ayatollah Ali al-Sistani cùng các linh mục Cơ đốc giáo ở thành phố thánh địa Naja hôm 6-3. Ảnh: AP

Giáo hoàng Francis là người mạnh mẽ ủng hộ đối thoại giữa các tôn giáo. Trước đó, ông đã gặp các giáo sĩ Sunni hàng đầu ở một số quốc gia đa số theo đạo Hồi, bao gồm Bangladesh, Morocco, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Sau khi gặp ông Sistani, Giáo hoàng Francis đi đến thành phố cổ Ur, được cho là nơi chào đời của Abraham - vị tổ phụ trong Kinh thánh được Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo tôn kính.

“Từ nơi này, nơi đức tin được sinh ra, từ mảnh đất của tổ phụ Abraham của chúng ta, chúng ta hãy khẳng định rằng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rằng sự báng bổ lớn nhất chính là xúc phạm danh Ngài bằng sự căm thù giữa anh chị em chúng ta” - Đức Giáo hoàng Francis chia sẻ.

Sau đó, Giáo hoàng Francis còn chủ trì một thánh lễ tại Nhà thờ St Joseph ở Baghdad, AP cho hay.

Tòa thánh Vatican cho biết những người Do Thái giáo ở Iraq đã được mời tới sự kiện này nhưng không tham dự, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Đức Giáo hoàng Francis còn chủ trì một thánh lễ tại Nhà thờ St Joseph ở Baghdad. Ảnh: AP

Đức Giáo hoàng Francis còn chủ trì một thánh lễ tại Nhà thờ St Joseph ở Baghdad. Ảnh: AP

Chuyến thăm lịch sử tới Iraq là cơ hội để Giáo hoàng Francis nhấn mạnh sự cần thiết của sự hợp tác và tình hữu nghị giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau.

Người dân Iraq đều thể hiện niềm vui trước cuộc gặp lịch sử này giữa Giáo hoàng Francis và ông Sistani.

“Chúng tôi hoan nghênh chuyến thăm của Đức Giáo hoàng tới Iraq, đặc biệt đến thánh địa Najaf và cuộc gặp của ngài với Đại giáo chủ Ayatollah Ali Al-Sistani. Đây là một chuyến thăm lịch sử và hy vọng sẽ đem lại an lành cho người dân và cả đất nước Iraq” - một người dân chia sẻ.

Đức Giáo hoàng Francis đã đến Iraq hôm 5-2 và gặp gỡ các quan chức chính phủ cấp cao trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới đất nước này.

Đây cũng là chuyến đi quốc tế đầu tiên của ông kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, và cuộc gặp của Giáo hoàng hôm 6-2 đánh dấu cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một giáo hoàng và một giáo sĩ Hồi giáo.

Nguồn: [Link nguồn]

Giáo hoàng cảnh báo nhân loại về trận đại hồng thủy thứ hai

Giáo hoàng Francis gần đây lên tiếng cảnh báo nhân loại về trận đại hồng thủy thứ hai do ảnh hưởng của biến đổi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KHÔI CHƯƠNG ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN