Chuyên gia: Tài liệu mật rò rỉ có thể khiến Mỹ cắt giảm hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Mặc dù giá trị của thông tin chứa trong các tài liệu bị rò rỉ có phần đáng nghi ngờ, nhưng thời điểm rò rỉ có thể nói lên nhiều điều về động cơ của người đứng sau, Philip Giraldi, cựu quan chức Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nói.

Lầu Năm Góc  là trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, nằm ngay cạnh thủ đô Washington.

Lầu Năm Góc  là trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ, nằm ngay cạnh thủ đô Washington.

Tuần trước, một loạt tài liệu mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ trên mạng. Tài liệu gồm các thông tin về tình hình chiến sự ở Ukraine, về việc Mỹ do thám các đồng minh như Israel, Hàn Quốc hay Anh, cũng như các hoạt động thu thập tin tình báo nhằm vào Nga.

Philip Giraldi, cựu quan chức CIA, hiện là giám đốc điều hành của một nhóm vận động phản chiến thuộc Hội đồng vì lợi ích quốc gia có trụ sở ở Mỹ, nói trên tờ Sputnik rằng, tài liệu bị rò rỉ thuộc dạng "tuyệt mật" và chỉ có quan chức cấp cao trong hệ thống phân cấp của Lầu Năm Góc mới có thể tiếp cận và tuồn ra bên ngoài.

Ông Giraldi mô tả tài liệu rò rỉ dường như là bản tóm tắt phục vụ mục đích quân sự, với nội dung hạn chế gồm các thông tin thu thập trong tháng 2 và tháng 3/2023.

"Nga là quốc gia duy nhất được hưởng lợi, vì vụ rò rỉ thể hiện sự tắc trách của Lầu Năm Góc trong việc bảo vệ thông tin mật. Ngoài ra, tôi không thấy có lợi ích nào khác", ông Giraldi nhận định.

Ông Giraldi cũng cho rằng, tài liệu mật bị rò rỉ có thể là dấu hiệu cho thấy có người trong mạng lưới tình báo/quân sự Mỹ không đồng tình với việc Mỹ hỗ trợ không giới hạn cho Ukraine và muốn "gây khó dễ cho chính quyền Tổng thống Joe Biden, từ đó khiến Mỹ phải cắt giảm hỗ trợ".

"Dù là ai khiến tài liệu mật rò rỉ thì mục đích đằng sau có lẽ là muốn Washington hỗ trợ đàm phán nghiêm túc để chấm dứt xung đột", ông Giraldi nêu quan điểm. "Nếu Lầu Năm Góc không thể giữ được bí mật thì đó sẽ là vấn đề lớn".

Ông Giraldi cũng nhận thấy phản ứng của chính phủ Mỹ và truyền thông Mỹ đối với vụ rò rỉ này khá mạnh mẽ. Cựu quan chức CIA lưu ý rằng Lầu Năm Góc đã đình chỉ một số cuộc họp giao ban hàng ngày, dường như "là nguồn gốc của một số tài liệu bị rò rỉ".

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cũng nêu quan điểm cho rằng, thông tin mật rò rỉ có nguồn gốc từ Mỹ. Theo Hoàn Cầu, dù thông tin mật bị rò rỉ có thật hay không, nó ít nhiều cũng gây thiệt hại cho Kiev.  Ngay cả khi những tài liệu này chứa thông tin hư cấu, chúng có thể gây tổn hại đến tinh thần của binh sĩ Ukraine và niềm tin của các nước phương Tây trong việc tiếp tục hỗ trợ Kiev. Theo giới quan sát Trung Quốc, phản ứng của quan chức Ukraine cho thấy Kiev đang lo lắng và cuộc điều tra của Mỹ chứng minh vụ việc rất nghiêm trọng.

Nếu Ukraine không thể mở cuộc phản công giai đoạn xuân - hè như theo kế hoạch đề ra và mức hỗ trợ quân sự của Mỹ giảm thì điều này sẽ càng làm tăng thêm sự chia rẽ trong nội bộ NATO. Nói cách khác, sự mất đoàn kết, chia rẽ và mất lòng tin giữa Mỹ, Ukraine và NATO đã bắt đầu được bộc lộ sau vụ rò rỉ thông tin mật và có thể sẽ tiếp tục tồi tệ hơn, theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Washington nhận định về thủ phạm làm lộ tài liệu mật của Mỹ, NATO

Vụ rò rỉ tài liệu mật chưa từng có liên quan đến xung đột quân sự ở Ukraine khiến giới chức Mỹ “bối rối” và “tức giận”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - Sputnik, Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN