Báo TQ: Không có chuyện sơ tán công dân Trung Quốc khỏi Myanmar

“Chúng tôi không nhận được bất cứ hướng dẫn sơ tán chính thức nào”, các nguồn tin từ doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động ở Myanmar, nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 17.3.

Nhiều nhà máy có vốn đầu tư của Trung Quốc bị đốt phá ở Myanmar hồi đầu tuần này.

Nhiều nhà máy có vốn đầu tư của Trung Quốc bị đốt phá ở Myanmar hồi đầu tuần này.

Những thông tin cho rằng, Trung Quốc ra lệnh cho các công ty sơ tán nhân viên không thiết yếu khỏi Myanmar là không chính xác, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Nhân viên làm việc tại Myanmar của một số công ty nhà nước Trung Quốc như Tổng công ty Đầu tư Điện lực Nhà nước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia và China Unicom đều nói rằng họ không nhận được yêu cầu sơ tán, trái ngược với thông tin mà tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) đăng tải.

Sơ tán khỏi Myanmar chỉ là một trong các biện pháp đảm bảo an toàn mà Tập đoàn International SOS khuyến cáo, nguồn tin của công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC) ở Yangon, nói trên tờ Hoàn Cầu.

Tập đoàn International SOS có trụ sở chính tại Singapore là một công ty cung cấp dịch vụ an ninh và y tế, với khách hàng là 2/3 các công ty trong danh sách Fortune Global 500.

Nhân viên của CCCC nói tờ SCMP có thể đã nhầm lẫn giữa khuyến cáo của tập đoàn International SOS với chỉ thị từ Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc (SASAC).

Nhiều công ty có vốn đầu tư của Trung Quốc ở Myanmar đang soạn phương án ứng phó khẩn cấp, trong đó sơ tán là một trong các phương án.

“Nếu có bất kì thông tin gì liên quan đến việc sơ tán thì đó là cuộc thảo luận ở cấp công ty”, một nguồn tin nói trên tờ Hoàn Cầu.

Hôm 17.3, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Trung Quốc có sơ tán công dân khỏi Myanmar hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, nói Bắc Kinh đang theo dõi sát sao tình hình và rất quan ngại đến sự an toàn của công dân ở Myanmar. “Trung Quốc hi vọng Myanmar có biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho họ”, ông Triệu nói.

Trên thực tế, một số nhân viên Trung Quốc làm việc ở Myanmar đã về nước từ nhiều tuần trước, khi Myanmar rơi vào bất ổn xã hội, không liên quan đến sự cố đốt phá 32 nhà máy có vốn đầu tư của Trung Quốc hôm 15.3.

Khu công nghiệp Hlaing Thar Yar, nơi tập trung các doanh nghiệp Trung Quốc ở Myanmar, cũng cam kết đảm bảo an toàn và tăng cường sự hiện diện của cảnh sát trong khu vực.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều nhà máy TQ bị đốt phá ở Myanmar: Bắc Kinh chính thức lên tiếng

Hôm 15.3, Trung Quốc bày tỏ tức giận sau khi nhiều nhà máy của các doanh nhân nước này ở Myanmar bị đốt phá trong bối cảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN