Báo Mỹ: Tổng thống Pháp "biến mất" bí ẩn trong khủng hoảng bầu cử

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tổng thống Emmanuel Macron đã "đánh giá thấp mức độ phản đối của công chúng", một quan chức đảng cầm quyền Pháp nói với báo Mỹ Politico.

Với kết quả bầu cử đi ngược lại kì vọng, ông Macron những ngày qua đã không xuất hiện công khai trước công chúng.

Với kết quả bầu cử đi ngược lại kì vọng, ông Macron những ngày qua đã không xuất hiện công khai trước công chúng.

Theo tờ Politico, lần cuối ông Macron xuất hiện công khai trước công chúng là vào ngày 30/6, khi đi bỏ phiếu ở thị trấn ven biển Le Touquet.

Thay vì xuất hiện trên truyền hình để trấn an người ủng hộ sau khi kết quả bầu cử vòng 1 được công bố, ông Macron đã để Điện Elysee đưa ra một tuyên bố ngắn gọn nhằm kêu gọi đoàn kết.

Lần đầu tiên, liên minh cầm quyền theo đường lối trung dung của ông Macron, phải nỗ lực cho cuộc bầu cử vòng 2 mà không có người lãnh đạo.

Theo Politico, các đồng minh trên thực tế còn không muốn ông Macron liên quan tới chiến dịch tranh cử. Hình ảnh Tổng thống Pháp thậm chí còn bị xóa khỏi tài liệu tranh cử.

"Ông ấy đã được yêu cầu không can dự vào chiến dịch tranh cử của đảng cầm quyền. Ông ấy bị buộc phải nghe thông điệp từ chúng tôi", một quan chức đảng cầm quyền Pháp tiết lộ với tờ Politico.

"Tổng thống đã đánh giá thấp sự phản đối của công chúng đối với ông ấy", quan chức giấu tên nói thêm.

Đối với vị tổng thống 46 tuổi táo bạo, hay nói và luôn tìm cách thu hút sự chú ý, thực tế mới có lẽ là điều khó có thể chấp nhận, báo Mỹ nhận định.

Theo Politico, ông Macron những ngày qua có lẽ chỉ ở Điện Elysee, lên kế hoạch cho tương lai. Từ nay cho đến năm 2027, ông Macron nhiều khả năng sẽ tìm cách "chung sống' với chính phủ do phe đối lập lãnh đạo.

Có một số dấu hiệu cho thấy ông Macron đã bắt đầu hành động. Tổng thống Pháp đã tận dụng quyền lực còn lại của đảng cầm quyền để bổ nhiệm các nhân vật trung thành, đưa người vào bộ máy lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU). Lãnh đạo phe đối lập Marine Le Pen đã cáo buộc ông Macron tìm cách cản trở chính phủ sắp thành lập trong tương lai gần.

Hôm 3/7, người phát ngôn chính phủ Pháp đã công bố hàng loạt quyết định bổ nhiệm mới trong lực lượng cảnh sát và an ninh. Hàng chục quan chức quân đội cấp cao cũng đã được bổ nhiệm trong lục quân, hải quân và không quân.

Theo các nguồn tin am hiểu vấn đề, ông Macron được cho là cũng đang nghiên cứu giải pháp mới, thúc đẩy liên minh trung dung hợp tác với tất cả các phe phái khác trong Quốc hội, miễn là không phải phe cực hữu đối lập.

"Có lẽ đây là cơ hội để thay đổi cách chúng ta quản lý”, Thủ tướng Pháp Gabriel Attal, đồng minh của ông Macron, nói. "Các nhóm chính trị cánh hữu, cánh tả và trung dung có thể cùng làm việc với nhau".

Nhưng hợp tác giữa các đảng phái như thế nào vẫn phải chờ kết quả bầu cử cuối cùng vào ngày 7/7. Theo Poltico, ông Macron với tư cách là Tổng thống Pháp, sẽ không thể né tránh ống kính camera được lâu.

Nếu phe cực hữu đối lập chiến thắng bầu cử, ông Macron sẽ là người công bố thủ tướng chính phủ mới, bày tỏ quan điểm hợp tác với phe cực hữu để lãnh đạo đất nước.

Ông Macron khi đó sẽ phải bổ nhiệm Chủ tịch đảng Tập hợp Quốc gia (RN) đối lập làm Thủ tướng, Politico cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Liên minh cầm quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ rút khoảng 60 ứng viên trước vòng bỏ phiếu thứ 2 nhằm ngăn đảng Tập hợp quốc gia (RN) cực hữu giành đa số ghế trong Quốc hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - Politico ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN