"Bá chủ bầu trời" F-117 của Mỹ bị bắn rơi ở Nam Tư như thế nào?

Cách đây 20 năm, “chim ưng đêm” F-117A - máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ đã bị bắn rơi bởi tên lửa Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Kosovo.

"Bá chủ bầu trời" F-117 của Mỹ bị bắn rơi ở Nam Tư như thế nào? - 1

"Chim ưng đêm" F-117 là mẫu máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ.

Lockheed F-117A Nighthawk từng là niềm tự hào của Không quân Mỹ và là kỳ quan công nghệ thời bấy giờ. Nó bị bắn rơi trong chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào Nam Tư cũ năm 1999, chỉ 3 ngày sau khi tham chiến.

Đây cũng là  máy bay tàng hình duy nhất của NATO bị bắn hạ trong chiến đấu cho đến nay.

Nhân kỷ niệm tròn 20 năm ngày xảy ra sự kiện này, Sputnik đã có cuộc phỏng vấn với đại tá về hưu Zoltan Dani, để biết rõ thêm về những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Dani khi đó là chỉ huy khẩu đội số 3, thuộc lữ đoàn tên lửa 250, lực lượng phòng không Nam Tư trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của NATO.

Dani nói khẩu đội tên lửa do ông chỉ huy đã sử dụng radar trinh sát tầm xa, tần số thấp, bước sóng dài để theo dõi và phát hiện mục tiêu trên không.

“Các radar trinh sát sử dụng bước sóng dài có thể phát hiện máy bay tàng hình. Do đó, chúng tôi có thể phát hiện mục tiêu kịp thời và đưa vào tầm ngắm. Nhưng chỉ đến khi mục tiêu đến thật gần, tôi mới ra lệnh cho xạ thủ Senad Muminovich nhấn nút phóng tên lửa”, Dani nhớ lại.

“Chim ưng đêm” F-117 khi đó được mệnh danh là bá chủ bầu trời, từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Vùng vịnh ở Iraq năm 1991. Nhờ công nghệ tiên tiến, máy bay này hoàn toàn “tàng hình” trước radar thông thường của đối phương. Nó cũng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự Mỹ.

"Bá chủ bầu trời" F-117 của Mỹ bị bắn rơi ở Nam Tư như thế nào? - 2

Zoltan Dani là sỹ quan chỉ huy ra lệnh phóng tên lửa bắn rơi "chim ưng đêm" F-117 của Mỹ.

Dani nói trên Sputnik rằng khẩu đội tên lửa do ông chỉ huy đã sử dụng tên lửa phòng không tầm trung S-125 của Liên Xô (NATO gọi là SA-3), sản xuất vào đầu những năm 1960. Tên lửa này được chuyển giao cho Nam Tư vào đầu những năm 1980.

“Điều quan trọng là chúng tôi đảm bảo rằng tất cả thiết bị hoạt động tốt và sẵn sàng chiến đấu. Kết quả đáng kinh ngạc khi chiếc F-117 bị bắn rơi”, Dani nói.

Các nguồn tin sau này nói lực lượng phòng không Nam Tư đã biết được đường bay của “chim ưng đêm” F-117, trong khi Mỹ đã chủ quan, để chiếc F-117A bay theo hành trình định sẵn xâm nhập vào không phận Nam Tư.

Theo Sputnik, các binh sĩ của khẩu đội tên lửa số 3 đã không nhận ra rằng họ may mắn thế nào trong đêm ngày 27.3.1999. Đại tá Dani nhớ lại, sau khi mục tiêu bị hạ, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc đó là tắt tất cả thiết bị để kẻ thù không phát hiện.

“Chúng tôi chúc mừng lẫn nhau, cảm giác rất sung sướng như thể chúng tôi đã ghi bàn trong một trận đấu quan trọng. Sáng ngày hôm sau, một sĩ quan từ bộ chỉ huy cấp cao đến chức mừng và hỏi chúng tôi có biết đã bắn rơi thứ gì không. Tôi trả lời là không và sau đó vị sĩ quan nói với chúng tôi đó là một chiếc F-117”, Dani chia sẻ.

Đối với người Serb, chiến tích này mang đến một sự lạc quan và cho họ sức mạnh tinh thần để chống lại sự can thiệp của NATO. Ở khắp mọi nơi xuất hiện hình ảnh dân làng Budanovci nhảy múa trên cánh của chiếc máy bay bị bắn rơi, kèm theo khẩu hiệu “Xin lỗi, chúng tôi không biết nó vô hình”.

Dani nói thành công không dựa trên bất kỳ sự khích lệ vật chất nào. Đó là một thứ hoàn toàn khác biệt, điều mà ít người ở các nước NATO có thể hiểu được.

"Bá chủ bầu trời" F-117 của Mỹ bị bắn rơi ở Nam Tư như thế nào? - 3

F-117 rơi năm 1999 là máy bay tàng hình duy nhất bị bắn rơi trong chiến tranh cho đến nay.

“Điều quan trọng nhất là mối quan hệ dựa trên niềm tin giữa chỉ huy và người thực hiện nhiệm vụ. Tinh thần và động lực yêu nước phải rất cao. Người dân sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ chúng tôi bằng mọi cách có thể”, Dani nói với Sputnik.

78 ngày sau khi đợt không kích của NATO bắt đầu, không ai nghĩ đến việc sẽ đầu hàng. “Ban đầu phía NATO nghĩ có thể giải quyết mọi thứ trong 7 ngày. Nhưng rồi sau 50 ngày, chiến dịch chống Nam Tư bắt đầu đuối dần và hạ nhiệt. Hóa ra mọi thứ không phải như họ tưởng tượng”, Dani nói.

“Tôi nghĩ rằng nếu cuộc chiến đó kéo dài, nó thể là khởi đầu cho sự sụp đổ của NATO. Ai đó sẽ bắt đầu đặt câu hỏi, tại sao nó lại cần thiết nếu nó không phục vụ cho mục đích ban đầu của họ”.

Sau khi chiếc F-117 bị bắn rơi, lực lượng đặc nhiệm Không quân Mỹ đã mở chiến dịch tìm kiếm cứu nạn được cho là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Việt Nam. 8 giờ kể từ sau khi bị bắn rơi, Zelko được lực lượng Mỹ tìm thấy và đưa lên trực thăng đến căn cứ ở Italy trước khi trở về nước.

Hệ thống tên lửa S-500 Nga dễ dàng diệt gọn máy bay tàng hình Mỹ?

Cùng với 4 tổ hợp phòng không khác, S-500 tạo ra lá chắn lửa không thể xuyên phá cho toàn bộ nước Nga rộng lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN