Chiếc nơ của binh lính Tần Thủy Hoàng trở thành phụ kiện quen thuộc của đàn ông

Cũng như bất cứ món đồ thời trang nào, chiếc cà vạt - biểu tượng của sự thanh lịch, gắn liền với hình ảnh của đàn ông cũng có cả một lịch sử đằng sau nó.

Đâu mới là quê hương của cà vạt?

Câu chuyện đâu là quê hương của cà vạt đã khiến không ít người đau đầu bởi mỗi nơi đều có những lý lẽ riêng. Ban đầu, người ta cho rằng thứ phụ kiện kinh điển của đàn ông này xuất phát từ Ai Cập như một biến thể của những chiếc vòng đá quý nam giới đất nước kim tự tháp. Sau đó, giả thiết lại được chuyển sang La Mã, bắt nguồn từ những chiếc khăn quấn cho ấm cổ của quân đội (gọi là focalium). Trong những tác phẩm nghệ thuật thời La Mã cũng cho thấy đàn ông đeo khăn quàng như cà vạt ngày nay.

Người La Ma từng đeo những chiếc khăn có kiểu dáng của cà vạt hiện đại

Người La Ma từng đeo những chiếc khăn có kiểu dáng của cà vạt hiện đại

Nhưng sự kiện tìm thấy lăng mộ Tần Thủy Hoàng năm 1947 đã khiến tất cả giật mình và đặt câu hỏi. Có phải Trung Quốc mới thật sự là nơi sinh ra chiếc cà vạt? Có khoảng 7500 tượng binh lính bằng đất nung quanh lăng mộ đều được quàng quanh cổ một khăn lụa được thắt nơ cẩn thận. Và những pho tượng này có niên đại 221 trước Công nguyên.

Nhưng hóa ra người Trung Quốc đã đeo trước đó

Nhưng hóa ra người Trung Quốc đã đeo trước đó

Tất nhiên Pháp với kinh đô thời trang Paris không thể nằm ngoài cuộc tranh luận này. Trong những năm 1660, triều đại vua Louis XIV, trung đoàn của người Croatia đến đánh thuê đã xuất hiện với những chiếc cà vạt gọi là tour de cou, khơi dậy sự tò mò của người paris vê những chiếc khăn đẹp đẽ thắt nút ở cổ.

Năm 1667 một trung đoàn tên là Royal Cravates được thành lập. Những người lính thường đeo khăn làm bằng chất liệu vải thô còn các sĩ quan thì đeo khăn làm bằng cotton hoặc lụa mịn. như một đặc điểm nhận dạng vì thời đó chưa có đồng phục. Cà vạt cũng bắt nguồn từ tiếng Pháp là “cravate”. Khi vị vua Mặt trời Louis XIV bắt đầu đeo nó thì phong cách thời trang này trở nên phổ biến và nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu sang đến Bỉ, Hà Lan,…

Cà vạt là phụ kiện được sử dụng trong quân đội

Cà vạt là phụ kiện được sử dụng trong quân đội

Ở Anh, vua Charles II trở về sau khi lưu đày và mang theo thời trang thắt cà vạt, các quý tộc ở châu Âu theo chân ông cũng diện thứ phụ kiện này các thuộc địa của Anh. Khi đến xứ sở sương mù, người Anh đã biến nó thành một giáo phái, thay đổi hình dáng và cách thắt.

Thứ phụ kiện bị tẩy chay

Xu hướng này tiếp tục vào thế kỷ 18 khi việc tặng khăn quàng cổ cho đàn ông trở nên phổ biến. Đến cuối thế kỷ đó, cà vạt đen được coi là đỉnh cao của thời trang nhưng cũng phải mất một khoảng thời gian dài để chiếc cà vạt này phát triển như chúng ta thấy hiện nay.

Ban đầu cà vạt có kích thước rất dài và chỉ được may bằng một vảnh vải. Thứ phụ kiện lằng nhằng này đã khiến không ít quý ông rơi trở nên vụng về và luộm thuộm. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp nhiều người muốn những chiếc cà vạt dễ mặc, thoải mái, kéo dài cả ngày làm việc. Mãi đến năm 1920, Jesse Langsdorf đã thực hiện một cuộc cách mạng khi cắt vải thành ba phần chứ không phải một mảnh như trước, cà vạt được buộc bằng những nút thắt tiêu chuẩn, đều và không bị xoắn.

Để tiến tới kiểu dáng hiện đại cà vạt phải trải qua thời gian lâu dài

Để tiến tới kiểu dáng hiện đại cà vạt phải trải qua thời gian lâu dài

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất cà vạt được sử dụng nhiều tại Mỹ, bán chạy suốt những năm 1950. Phụ nữ cũng sử dụng thứ phụ kiện này vào cuối những năm 1970, 1980 không có gì là lạ khi những người phụ nữ ở Hoa Kỳ đeo cà vạt. Dần dần, cà vạt trở thành một phần của đồng phục học sinh, công nhân, nhân viên công sở.

Nhà khoa học Gertrude Van Wagenen mặc vest và đeo cà vạt

Nhà khoa học Gertrude Van Wagenen mặc vest và đeo cà vạt

Phổ biến là vậy nhưng cũng có thời kỳ người ta tẩy chay cà vạt. Nhà văn người Pháp Voltair từng viết: “cái sự thắt cà vạt là cả một khổ hình cho đấng mày râu, vì nó nhiêu khê và phiền phức quá thể”. Sự ra đời của thứ cổ cồn dựng đứng mặc dù khiến cà vạt lên dáng đẹp hơn nhưng siết quá chặt vào cổ gây khó chịu. Đỉnh điểm là việc chế ra loại cổ cồn luồn kim loại khiến tỷ lệ quân nhân bị thương ở cổ tăng lên đột biến đặc biệt khi đánh giáp lá cà.

Việc sử dụng cà vạt như một phụ kiến có tính đồng phục vì nó người ta nghĩ rằng nó cải thiện thái độ làm việc cũng bị tẩy chay vì vướng víu khi làm việc với máy móc hoặc một số công việc nguy hiểm. Đồng thời khi đeo cà vạt quá chặt và quá lâu sẽ ảnh hưởng đến việc hô hấp. 

Đến thứ phụ kiện phổ biến như cà vạt cũng từng bị tẩy chay

Đến thứ phụ kiện phổ biến như cà vạt cũng từng bị tẩy chay

”Tổ tiên” của nội y: Miếng vải phụ nữ quấn ngực để đi... đấu bò

Dù vẫn được đánh giá là trang phục chỉ dành cho những chốn khuê phòng nhưng không phủ nhận nó đã cùng phụ nữ đi qua...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Linh ([Tên nguồn])
Phiếm chuyện thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN