Thu gom lợn chết giết mổ, bán cho quán cơm tiêu thụ

Sự kiện: An toàn thực phẩm

Còn tình trạng giết mổ lợn lậu diễn ra, đặc biệt cơ sở giết mổ lậu chuyên thu gom lợn chết không rõ nguyên nhân và nguồn gốc để giết mổ, đưa vào các quán ăn để tiêu thụ. Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, mức độ thiệt hại sẽ rất lớn, không chỉ ở mức trên 7% tổng đàn lợn như hiện nay, thậm chí phải đến mức độ công bố tình trạng khẩn cấp.

Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu tháng 2/2019 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) xảy ra trên 4.000 xã, hơn 400 huyện tại 55 tỉnh, thành, với số lượng lợn tiêu hủy hơn 2,5 triệu con, chiếm hơn 7% tổng đàn lợn cả nước. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, quá trình phòng chống dịch ASF đã bộc lộ nhiều bất cập. Tại một số nơi còn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin dịch bệnh, đặc biệt tại cấp cơ sở...

Vẫn để tình trạng giết mổ lậu diễn ra, đặc biệt cơ sở giết mổ lậu chuyên thu gom lợn chết không rõ nguyên nhân và nguồn gốc để giết mổ, đưa vào các quán ăn để tiêu thụ.

Một số địa phương đã được cấp hóa chất, vôi bột, nhưng trong thực tế chưa sử dụng để sát trùng. Việc tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhiều nơi chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về an toàn sinh học.

Lực lượng tham gia tiêu hủy lợn chưa qua tập huấn, không có đồ bảo hộ hoặc nếu có cũng không mặc...

Nhiều nơi, công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật chưa đúng với quy định, không thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chủ phương tiện vận chuyển tự phá hủy niêm phong, bán lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh trong quá trình vận chuyển.

Thu gom lợn chết giết mổ, bán cho quán cơm tiêu thụ - 1

Vẫn còn tình trạng cơ sở giết mổ lậu chuyên thu gom lợn chết không rõ nguyên nhân, nguồn gốc để giết mổ, đưa vào các quán ăn để tiêu thụ.

Theo ông Tiến, thời gian tới, nguy cơ bệnh ASF tiếp tục phát sinh và lây lan tại các địa phương là rất cao, đặc biệt tại các địa phương thuộc khu vực phía Nam.

Đáng lưu ý, tại 5 tỉnh Đông Nam bộ (có tổng đàn lợn khoảng 3,4 triệu con). Dịch bệnh xảy ra tại 50 xã, 14 huyện, 4 tỉnh, thành phố (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, TPHCM), tiêu hủy gần 17.000 con, chỉ còn 2 tỉnh  Bà Rịa- Vũng Tàu và Tây Ninh chưa có dịch.

Tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (có tổng đàn lợn khoảng 3,2 triệu con): Dịch bệnh xảy ra tại 191 xã, 63 huyện, 11 tỉnh, thành phố, tiêu hủy gần 10.000 con, còn 2 tỉnh Long An và Bến Tre chưa có dịch.

Theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, mức độ thiệt hại sẽ rất lớn, không chỉ ở mức trên 7% tổng đàn lợn như hiện nay, thậm chí phải đến mức độ công bố tình trạng khẩn cấp.

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý sớm và kịp thời các ổ dịch, việc xử lý chôn lấp cần chú ý đến giảm thiểu tối đa tác hại đến môi trường...

Thành lập các đội tiêu hủy lợn mang tính chuyên nghiệp, triển khai nhanh, chấp hành chặt chẽ

Việc vệ sinh, tiêu độc, tránh phát tán mầm bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.

Cùng đó, thành lập và xây dựng các trạm kiểm dịch bảo đảm các yêu cầu kiểm soát vận chuyện động vật tại các địa phương trọng điểm trên trục quốc lộ Bắc Nam.

Việt Nam sẽ tiếp tục đề nghị và phối hợp với các tổ chức quốc tế (OIE, FAO) và các nước (Hoa Kỳ, Úc, Anh,...) hỗ trợ Việt Nam trong việc khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi.

CLIP: Giá heo hơi hôm nay tăng đột biến, nhiều nơi sạch bóng lợn

Hiện giá lợn hơi (heo hơi) đang tăng nhanh trở lại nhưng cũng là lúc người nông dân, những nông hộ nhỏ lẻ và nhiều trang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Khánh ([Tên nguồn])
An toàn thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN