Tại sao chè Việt khó thoát tiếng xấu?

Là nước có tiềm năng phát triển chè, nhưng nghịch lý là chè Việt Nam lại có giá gần như rẻ nhất thế giới vì chất lượng không đảm bảo, nhất là luôn bị mang tiếng hàng bẩn. Dù đã có nhiều cố gắng sản xuất chè sạch, chè an toàn… nhưng xem ra, chè Việt Nam vẫn khó thay đổi được tiếng xấu hàng bẩn lâu nay.

Hàng sạch khó sống

Trong nỗ lực cải tạo chất lượng chè, nhiều cơ sở đã áp dụng các mô hình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn quốc tế như như VietGap, UZT… cho cây chè như là một trong các giải pháp tăng giá trị cho chè Việt Nam nhưng xem ra việc này đã không tạo ra hiệu quả như mong đợi.

Là một trong những xã đầu tiên trong cả nước áp dụng tiêu chuẩn UZT cho cây chè, bà Đỗ Thị Hiệp, Chủ nhiệm HTX chè Tân Hương (Thái Nguyên) cho biết: Hiện nay, HTX đang sản xuất chè theo tiêu chuẩn UZT. Để chè đạt tiêu chuẩn này, cán bộ xã, cán bộ dự án phải cầm tay chỉ việc cho từng người nông dân. Kiểm tra hàng ngày. Chúng tôi bắt đầu áo dụng theo tiêu chuẩn UZT từ tháng 6/2011 đến tháng 11/2011 chúng tôi đã thành công với 30 xã viên với diện tích chè đạt đủ tiêu chuẩn là 27 tấn và 14ha.

Tuy nhiên, theo bà Hiệp: điều đáng buồn là mặc dù rất bỏ công, bỏ sức, làm việc rất khoa học và tốn một khoản kinh phí lớn để kiểm tra đất, nước, tiến hành điều tra độc lập nhưng sản phẩm chè sạch ngay chính tại địa phương giá cũng không cao hơn. Tư thương ngoài thị trường vẫn thu mua những mặt hàng chè không đạt tiêu chuẩn. Sản phẩm tốt, sạch nhưng để bán ra thị trường cùng chợ Phúc Xuân (Thái Nguyên) thì giá cả không khác gì nhau.

Trước thực tế mất nhiều công, đầu tư tốn kém hơn nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao hơn, một hộ gia đình thuộc HTX Tân Hương chia sẻ: Nếu người tiêu dùng không tẩy chay hàng không đạt chất lượng mà chỉ chọn tiêu chí về giá thì hàng an toàn khó mà tiếp cận được người tiêu dùng chứ chưa nói gì đến áp dụng rộng rãi. Nếu không được khuyến khích kịp thời, chắc chúng tôi cũng nản vì thành quả không được hưởng ứng.

Tại sao chè Việt khó thoát tiếng xấu? - 1

Khi chè thay mới số lượng còn ít, máy móc còn lạc hậu thì hiện chè an toàn đang là một trong những con đường giúp chè Việt Nam tăng giá trị.

Tuy nhiên, hiện diện tích chè áp dụng các tiêu chí an toàn vẫn còn rất ít, các công ty đón đầu, giúp đỡ cho dòng sản phẩm này không nhiều. Thậm chí, thị trường nội địa gần như chưa biết đến hay không quan tâm tới cái được của mặt hàng này là gì.

Năm 2011, Việt Nam có khoảng 133.000 ha, với 2 triệu lao động trong ngành chè Tuy nhiên, giá à xuất khẩu chè Việt Nam so với thế giới là rất thấp, có thể nói là thấp nhất thế giới khi giá chỉ có 1.164 USD/tấn (năm 2010). Trong khi ở Âu Châu giá khoảng 10.134 USD/tấn. Trong khi giá chè tất cả các nơi đều có xu hướng tăng giá thì chè Việt nam chỉ tăng trong thời gia ngắn rồi rơi mãi xuống đáy.

Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất được chỉ ra là nguy cơ về về an toàn thực phẩm,. Có một thực tế, bên cạnh nương chè có rất nhiều bao thuốc nguy cơ ô nhiễm môi trường, cây chè rất lớn. Người dân vẫn còn lơ mơ về an toàn thực phẩm. Một dẫn chứng cho thấy, Việt nam đang đứng đầu về các sản phẩm bị Mỹ trả lại hàng về chè. Trong khi đó, các DN trong nước lại thường xuyên cạnh tranh bằng cách hạ giá ngay cả trong nước và nước ngoài để giành khách.

Làm sao đề xóa tiếng xấu?

Theo ông Nguyễn Quốc Vọng, chuyên gia nông nghiệp, Việt kiều Úc: Các nhà lãnh đạo Việt Nam phải nhận thức chè không chỉ là ngành kinh tế có thể mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp vai trò kinh tế xã hội rất cao đối với việc giải quyết đời sống cho nhân dân, tạo ra sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở miền núi và trung du, các vùng sâu vùng xa của miền Trung và miền Bắc. Vì thế, cần có Ủy ban chè để xây dựng hệ thống pháp luật, quy trình kỹ thuật, xuất nhập khẩu để đảm bảo việc quản lý chè theo pháp luật Nhà nước.

Tại sao chè Việt khó thoát tiếng xấu? - 2

Cần phải xóa đi tiếng xấu chè bẩn mà Việt Nam đã mang tiếng bấy lâu.

Ủng hộ việc thành lập một tổ chức để phát triển ngành chè, các đại diện tù Lào Cai cho rằng, đề xuất thành lập một Ủy ban chè là cơ quan quản lý nhà nước là ý kiến cần được xem xét. Bởi nếu không có một cơ quan quản lý mạnh thì ngành chè vẫn luẩn quẩn. Kenya là một ví dụ, học có xuất phát điểm giống Việt Nam và đã đã thành lập Ủy ban. Ủy ban quản lý nhà nước về ngành chè để quản lý và phát triển ngành sản xuất thế mạnh này.

Đại diện tỉnh Lâm Đồng lại cho rằng, việc thành lập một cơ quan mới chưa hẳn là một việc cấp thiết. Bởi vì hiện nay, chúng ta có cả một hệ thống từ các cơ quan từ TW, địa phương để quản lý và phát triển nông nghiệp trong đó có cả chè. Vậy một ủy ban mới làm gì để khắc phục các điểm yếu của cách quản lý hiện nay. Điều quan trọng nhất là quản lý chất lượng, bảo vệ uy tín sản phẩm, tổ chức sản xuất hiệu quả… nếu một ủy ban làm được thì hẳn sẽ nhiều người ủng hộ.

Tuy nhiên, điều cần thiết trước mắt là cần có các tiêu chuẩn để quản lý tốt chất lượng từ trồng trọt đến chế biến. Cần có các giấy phép, tiêu chuẩn và điều kiện đối với sản xuất chế biến chè. Cần có các chế tài mạnh để thực thi tốt về An toàn vệ sinh thực phẩm từ người nông dân sản xuất tới nhà máy chế biến và người kinh doanh phân phối. Trong đó, cần thay đổi nhận thức và trách nhiệm của người nông dân người sản xuất, gắn kết trách nhiệm với nhà máy với nguồn nguyên liệu.

Các chuyên gia lấy dẫn chứng, khi thành lập nhà máy cần chứng minh đủ nguồn nguyên liệu an toàn và đủ điều kiện sản xuất. Chấm dứt tình trạng làm ăn chộp giật, cạnh tranh không lành mạnh. Quản lý chặt tiêu chuẩn đầu ra, xây dựng cơ chế gắn kết có trách nhiệm giữa nông dân – doanh nghiệp để dần dần nâng cao chất lượng chè Việt Nam. Xóa đi tiếng xấu sản xuất manh mún, không đảm bảo chất lượng, chè bẩn mà Việt Nam đã mang tiếng bấy lâu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VFF
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN