Phải dẹp nạn "chặt chém" du khách

Tình trạng “chặt chém”, đeo bám, trộm cắp, giao thông không an toàn, thái độ ứng xử với khách du lịch thiếu văn minh lịch sự… đang là những tồn tại làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam.

Đồng thời còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh văn hóa đất nước con người Việt Nam trong mắt du khách quốc tế.

Trên đây là ý kiến của ông Võ Anh Tài, Chủ tịch Hội Lữ hành TP.HCM, tại hội nghị tổng kết 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 do Hiệp hội Du lịch TP.HCM tổ chức ngày 19-2.

Trước đó, báo chí thông tin dịp tết và sau tết Nguyên đán vừa qua, du khách liên tục tố hàng quán “chặt chém”, ứng xử thô lỗ với du khách khiến dư luận bức xúc. Đơn cử, hai vị khách khi đi du lịch tại Nha Trang không chỉ phải trả 150.000 đồng cho một đĩa cơm rang hải sản nguội ngắt, mà còn bị nhân viên nhà hàng này ép ăn, hắt bát đĩa bẩn vào người rồi đuổi ra khỏi quán. Hay một quán cơm bình dân gần Khu du lịch Yên Tử (Quảng Ninh) tính giá đĩa bò xào 400.000 đồng, thịt luộc 200.000 đồng, hai bát cơm trắng 90.000 đồng... khiến khách hàng bức xúc.

Phải dẹp nạn "chặt chém" du khách - 1

Tình trạng chèo kéo, đeo bám… khiến khách du lịch nước ngoài ngại đến Việt Nam. Ảnh minh họa: TÚ UYÊN

Ông Tài cho rằng những vấn nạn trên là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội chứ không riêng với du khách hay ngành du lịch. Sở dĩ còn tồn tại tình trạng trên một phần là do một số địa phương chưa làm quyết liệt. Do vậy, để dẹp vấn nạn “chặt chém” cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, địa phương.

Mặt khác, các cơ quan quản lý cần phải xử lý thường xuyên tình trạng trên chứ không chỉ tập trung vào mùa du lịch cao điểm. Bởi bất kỳ du khách nào gặp phải những vấn nạn trên sẽ có ấn tượng không tốt đối với hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung.

“Nghị quyết 92 của Chính phủ về phát triển du lịch đã nêu rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan. Trong đó ngăn chặn vấn nạn “chặt chém” thì thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương. Trên thực tế một số địa phương như Hội An, Đà Nẵng hay TP.HCM có chỉ đạo quyết liệt thì vấn nạn trên được giải quyết mạnh mẽ dù chưa triệt để” - ông Tài nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị trên, nhiều ý kiến đánh giá từ nhiều năm qua sản phẩm du lịch của TP.HCM không có nhiều thay đổi. Vẫn chỉ là một số địa điểm quen thuộc như hội trường Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà… Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết từ năm 2006 ông đã có ý kiến nếu thành phố không phát triển du lịch đường sông thì mỗi năm mất cả trăm triệu USD. Thế nhưng đến nay du lịch đường sông vẫn chưa có chuyển biến đáng kể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Uyên (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN