Nóng tuần qua: Phải chi thêm tiền bay sang Thái Lan để trở lại TP.HCM sau Tết

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Rất nhiều người về quê đón năm mới cùng gia đình chỉ mới mua vé chiều về nên khi săn vé máy bay trở lại thành phố sau Tết mới biết là các chặng bay đều hết sạch vé, hoặc giá quá cao. Một số người phải bay đến địa điểm khác rồi mới có vé để bay tiếp về nơi cần đến.

Trở lại TP.HCM sau Tết, khốn khổ phải bỏ thêm tiền bay sang Thái Lan

Bùi Thị T đang sinh sống tại (quận Bình Thạnh, TP.HCM) về quê đón năm mới cùng ông bà nội ở Hải Phòng, đã đặt vé trước cả hai chiều đi và về, nhưng đo nhớ nhầm lịch bay nên đã lỡ chuyến bay về. Vậy nên, cô đã phải khốn khổ săn vé về khi tất cả các chặng bay vào khu vực phía Nam đều không có vé, nếu có thì vé quá đắt, tìm vé xe, vé tàu vào để kịp đi làm vào ngày đầu tuần nhưng cũng không có. Cuối cùng, T đã phải đặt vé bay qua Bangkok  (Thái Lan) rồi mới bay nối chuyến về TP.HCM, tổng chi phí cho 2 chặng bay hết hơn 5 triệu đồng. Trong khi đó, nếu bay thẳng vào TP.HCM thì chỉ còn vé trên 9 triệu đồng đối với các ngày 28 và 29 tháng 1 vừa qua.

Theo T không còn cách nào khác là phải bay vòng qua Thái Lan rồi bay nối chuyến về lại TP.HCM để kịp đi làm vào ngày 30/1.

Khó khăn tìm vé trở lại thành phố sau Tết 2023

Khó khăn tìm vé trở lại thành phố sau Tết 2023

Từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng là những ngày cao điểm người dân trở lại thành phố sau Tết nên vé máy bay rất căng thẳng. Theo khảo sát, các chặng bay Cát Bi (Hải Phòng),  Đà Nẵng, Vinh, Đồng Hới, Huế đi TP.HCM từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng hầu hết đều cháy vé. Ở các đường bay như Hà Nội - TP.HCM vẫn còn vé, song có giá 3,5 - 9 triệu đồng/chiều.

Được biết, ngày mùng 6 Tết (27/1), hành khách quá cảnh tại Tân Sơn Nhất ước tính hơn 149.000 người, vượt dự báo và cũng là mức cao kỷ lục so với nhiều năm trước đại dịch.

Người trồng rau ở Quảng Ngãi trắng tay

Tại những vùng chuyên canh rau lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi khác như các xã Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Thiện (TP Quảng Ngãi)… vì thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến rất nhiều diện tích rau bị hư hỏng, thất bát.

Theo nhiều nông dân Quảng Ngãi, vụ rau Đông Xuân thường bắt đầu từ giữa tháng 11 Âm lịch. Đây là thời điểm kết thúc mùa mưa bão, trời se lạnh, chủ yếu là mưa phùn rất thích hợp cho cây rau phát triển. Hiếm có năm nào xảy ra tình trạng thời tiết không ủng hộ như năm nay khiến cho hầu hết các hộ trồng rau ở đây bị thiệt hại, thua lỗ.

Ông Phạm Bồng, ngụ xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi, cho biết thời điểm trước Tết Nguyên đán, trời cứ mưa, lạnh nên nhiều bà con không dám trồng rau, ruộng cũng ngập nước mãi. "Mọi năm làm rau vụ Đông Xuân thu nhập khá lắm, năm nay đành bỏ. Sắp rằm tháng Giêng rồi nên bây giờ mới lo làm đất, tính trồng cải mà cũng không biết giá cả thế nào, sợ lại thua lỗ"- ông Bồng nói. Ông Nguyễn Hiệu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Dũng, cho hay toàn xã có khoảng 90ha chuyên canh rau. Thời tiết mưa lạnh kéo dài làm cho nhiều diện tích bị ảnh hưởng, hư hỏng, sản lượng giảm sút.

Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu còn 7 ngày, vào thứ 5 trong tuần

Bộ Công Thương có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.

Lần này, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống còn 7 ngày, quy định vào một ngày cụ thể trong tuần là thứ 5.

Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên các quy định như hiện nay về quản lý xăng dầu

Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên các quy định như hiện nay về quản lý xăng dầu

Theo đề xuất, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều hành giá nếu giá cơ sở biến động tăng trên 5% giữa hai kỳ điều hành giá. Về phương án này, Bộ Công Thương cho rằng có ưu điểm là giá trong nước biến động sát hơn với giá thế giới. Tuy nhiên, thời gian nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam thường mất 10-15 ngày, nên khi thị trường bất ổn sẽ bất lợi cho doanh nghiệp, họ khó đoán định được giá trong nước khi nhập hàng, nhất là khi giá đi xuống.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề xuất một phương án khác giữ nguyên quy định hiện nay về thời gian điều hành vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng. Khi thị trường có biến động lớn, Thủ tướng chỉ đạo liên Bộ Công Thương - Tài chính về thời gian điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến thị trường từng giai đoạn.

Giá gas tăng mạnh, gần 500.000 đồng/bình 12 kg

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas vừa thông báo điều chỉnh tăng giá gas từ ngày 1/2. Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng sẽ tăng trung bình từ 63.000-64.000 đồng, còn loại 45 kg tăng 235.000-236.000 đồng/bình tùy thương hiệu.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) tăng giá bán gas Saigon Petro khoảng 62.000 đồng/bình 12 kg. Với mức tăng này, giá bán lẻ gas thương hiệu này đến tay người tiêu dùng sẽ ở mức 477.000 đồng/bình loại 12 kg.

Đại diện thương hiệu City Petro cũng cho biết, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp sẽ tăng hơn 63.000 đồng/bình gas loại 12 kg. Trong khi đó, loại bình gas 45 kg sẽ tăng tới 236.000 đồng/bình. Thương hiệu gas của Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng có mức tăng tương tự.

Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 1 lần tăng và 1 lần giảm. Hiện, giá loại nhiên liệu này đã lên mức tương đương thời điểm hồi tháng 3-4/2022.

Qủa cau thành loại kẹo gây sốt

Ở Việt Nam, trầu và cau như được ví von là lời để mở đầu câu chuyện bởi "miếng trầu là đầu câu chuyện". Tục ăn trầu phổ biến ở mọi tầng lớp, từ dân gian tới cung đình, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thế nhưng, nếu miếng trầu cau được nhắc đến trong câu chuyện trên là loại quả cau bánh tẻ, không được non cũng không được già thì mới là cực phẩm thì quả cau được thương lái Trung Quốc thu mua lại là loại cau non khi chưa hình thành nên hạt.

Cau non - thứ quả tưởng không ăn được ở Việt Nam hóa ra lại được Trung Quốc sản xuất thành kẹo. (Ảnh: @daikieuchina)

Cau non - thứ quả tưởng không ăn được ở Việt Nam hóa ra lại được Trung Quốc sản xuất thành kẹo. (Ảnh: @daikieuchina)

Sau khi mua cau non (hạt nhỏ hoặc không có hạt) về, họ luộc với nước sôi, rồi sấy khô đóng vào bao chuyển sang thị trường Trung Quốc làm kẹo.

Có những TikToker ở Việt Nam sau khi thử món kẹo cau Trung Quốc đã chia sẻ lại rằng: Kẹo cau rất cứng, có vị chát của cau, có vị ngậy của socola, nếu chưa ăn quen hoặc ăn vào buổi sáng sớm chưa ăn gì thì rất dễ bị say, biểu hiện là mặt đỏ, mắt hoa,...

Khác với loại kẹo cau trên, ở Việt Nam, kẹo cau lại là một món khác. Nó là món ăn vặt dân dã gắn liền với tuổi thơ của nhiều trẻ em xứ Huế. Phần trong của kẹo có màu vàng nhạt được làm từ nước đường đông đặc lại, thể hiện cho nhân cau. Phần ngoài của kẹo có màu trắng, được làm từ hỗn hợp bột gạo và đường như lớp vỏ cau. Kẹo thường được gói trong lá chuối khô.

Nguồn: [Link nguồn]

8x lấy linh kiện xe cũ lắp ráp thành sản phẩm bán giá hàng trăm triệu đồng

Sau hơn 4 năm theo đuổi nghề “thổi hồn” vào các linh kiện xe cũ, 8x Lâm Đồng đã tạo được hơn 2.000 mô hình, trong đó có sản phẩm bán giá hàng trăm triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN