Mẹo hay và cực đơn giản để phát hiện mực giả

Cơ quan chức năng tại Cà Mau vừa phát hiện 1 vụ bán mực nghi làm từ cao su. Đây không phải trường hợp đầu tiên mực giả bị phát hiện. Vậy làm thế nào để người tiêu dùng nhận diện được mực giả?

Ngày 9/12, Công an phường 5, TP. Cà Mau lập biên bản, niêm phong nhiều kg mực khô nghi làm giả bằng cao su do Nguyễn Văn Lẹ (30 tuổi, ngụ thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) mang từ Sóc Trăng xuống Cà Mau bán dạo.

Mẹo hay và cực đơn giản để phát hiện mực giả - 1

Mực khô có màu sậm lạ. (Ảnh: Dân Việt).

Một cảnh sát cho biết, hồ sơ vụ việc đã được chuyển về Công an TP. Cà Mau tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền. “Trước khi bị phát hiện, Lẹ khai đã bán được một số lượng lớn ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh” – vị cảnh sát nói.

Thông tin ban đầu: Vào khoảng 9 giờ sáng nay (9.12), người dân trên đường Hùng Vương, phường 5, TP. Cà Mau trình báo công an sở tại về việc Lẹ mang mực khô đến từng nhà bán với giá từ 150 đến 300 ngàn đồng/kg, có nhiều nghi vấn.

Ngay sau đó, thanh niên này được nời về trụ sở công an phường làm việc. Kiểm tra số mực khô trong các túi nilon của Lẹ, cảnh sát phát hiện có nhiều điều bất thường. Mực có màu nâu sậm, khi đốt thì cháy đen, thịt mực không bị cuốn cong như những con mực khô khác.

Theo lời của Lẹ, trung bình mỗi ngày Lẹ bán được hơn chục kg mực khô loại này, vì giá bán rẻ hơn so với giá mực khô ngoài thị trường trên dưới 400 ngàn đồng/kg.

Mẹo phân biệt mực khô thật-giả

Hình dáng bên ngoài

Hình dáng "mực gia công" gần như giống mực thật nên rất khó phát hiện, kể cả đối với những người trong nghề. Nhưng cái gì làm giả dù hoàn hảo đến đâu vẫn có kẽ hở. Ở mực giả, râu mực không có độ quăn tự nhiên, phần thân có các góc thô, không có độ bóng tự nhiên như hàng thật. Đặc biệt, một số loại mực giả nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy phần băng keo dính ở đuôi.

Hơn nữa, ở loại mực giả phần trắng bao quanh không được dính đều như mực thật. Phần màu trắng này nhìn có vẻ hơi 'mong manh dễ vỡ'.

Mẹo hay và cực đơn giản để phát hiện mực giả - 2

Cảm quan

Khi sờ vào mực giả, bạn có cảm giác nó hơi đàn hồi giống như cao su trong khi ở mực thật là cảm giác mềm tay của thịt. Cảm nhận này càng rõ nét khi dùng tay kéo, mực giả sẽ có tính chất co dãn của cao su.

Thêm vào đó, miếng mực khi xé bạn sờ thấy chúng nhẵn nhụi "đáng ngờ" và không thấy sự xuất hiện của gân giữa sống lưng như đồ thật.

Đặc biệt, khi ngâm mực giả vào nước sẽ thấy hiện tượng lớp phấn trắng bên trên trôi tuột ra ngoài, sờ vào thân thấy nhớp nhớp và con mực "hiện nguyên hình" là miếng cao su.

Khi nướng lên

Mực giả tuy 'độ' mùi thơm y như hàng thật nhưng khi nướng lên mùi thơm ấy hoàn toàn tiêu tan. Thay vào đó, bạn sẽ ngửi thấy mùi khét của cao su. 

Chú ý: Không nên mua loại mực xé sẵn vì có nguy cơ cao bị trộn các thành phần khác. Khi mua mực nên mua nguyên con, chọn của hàng uy tín, nguồn gốc hàng hóa rõ ràng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN