Khủng hoảng khí đốt trầm trọng, thứ từng rẻ bèo thành loại vàng mới ở châu Âu

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một số quốc gia châu Âu đang gặp phải tình trạng khan hiếm và giá cả tăng cao đối với một loại nhiên liệu từng rất rẻ tiền: củi.

Jörg Mertens vẫn biết rằng sự đối đầu giữa phương Tây với Nga sẽ khiến giá năng lượng trên khắp châu Âu tăng vọt. Nhưng các hóa đơn tháng 8 của anh ấy vẫn khiến anh cảm thấy kinh hoàng. Hoá đơn năng lượng của anh đã tăng 70%.

Trên khắp châu Âu, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin vũ khí hóa xuất khẩu khí đốt tự nhiên - giữ lại các lô hàng để trừng phạt phương Tây vì áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga - đang giáng một quả bom vào người tiêu dùng ở một số quốc gia giàu có nhất trên trái đất.

Khủng hoảng khí đốt trầm trọng, thứ từng rẻ bèo thành loại vàng mới ở châu Âu - 1

Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất - bao gồm Đức, Anh, Ý và Hà Lan - đã chứng kiến hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng tăng giá lên đến 210%, trong khi các quan chức và nhà phân tích cảnh báo về viễn cảnh phân phối năng lượng và mất điện trong mùa đông.

Tại Ba Lan, giới chức đang cân nhắc khả năng phân phối khẩu trang chống bụi vì người Ba Lan định đốt rác để sưởi ấm vào mùa đông. Ở Đức, nhiều người dân ở khu vực Tây Berlin cũ đang phủi bụi những lò đốt than và củi để sử dụng lại. Đây là thứ từng được coi là vật đảm bảo nếu nguồn cung năng lượng bị ảnh hưởng trong thời Chiến tranh Lạnh.

Một số quốc gia châu Âu đang gặp phải tình trạng khan hiếm và giá cả tăng cao đối với một loại nhiên liệu từng rất rẻ tiền: củi. Những tên trộm cảm nhận được cơ hội và liên tục ăn cắp củi từ các xe tải; những kẻ lừa đảo đang thiết lập các trang web giả mạo, đóng giả là người bán gỗ để đánh lừa những người tiêu dùng vốn đang tuyệt vọng. Các lò đốt và lò nung bằng củi ở một số quốc gia gần như đã bán hết sạch. Franz Lüninghake, 62 tuổi, một quản lý ở Bremen, Đức, cho biết: “Củi là một loại vàng mới.”

Trong khi đó, Norbert Skrobek, một thợ quét ống khói ở Berlin - một kỹ thuật viên được cấp phép kiểm tra và tư vấn về các lò đốt bằng gỗ và than - cho biết anh nhận thấy nhu cầu tăng vọt khi người Berlin tân trang các lò sưởi cũ và lắp đặt các lò sưởi mới. Anh lo ngại rằng việc người dân địa phương mua máy sưởi di động có thể gây rò rỉ khí carbon monoxide nguy hiểm nếu lắp đặt hoặc sử dụng không đúng cách.

Các quốc gia châu Âu đang nỗ lực giảm tiêu thụ, lấp đầy dự trữ và thay thế nguồn khí đốt tự nhiên của Nga, đồng thời cam kết hỗ trợ tài chính trị giá hàng trăm tỷ euro cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Để ngăn chặn tình trạng chảy máu kinh tế, chính phủ Đức thậm chí đang tiến hành hỗ trợ hàng trăm nghìn người với các quỹ phúc lợi nhà ở.

Tuy nhiên, những biện pháp kể trên khó có thể bù đắp hoàn toàn mức tăng giá năng lượng. Giới phân tích đã cảnh báo về viễn cảnh đói nghèo gia tăng, tầng lớp trung lưu chật vật chi trả các hóa đơn, nợ chính phủ ngày càng tăng, và tác hại đối với môi trường ngày càng lớn hơn.

Bên cạnh việc Nga cắt giảm nguồn cung, tình hình còn tồi tệ hơn khi Pháp đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân để bảo dưỡng. Giới chức Pháp đã cảnh báo người dân về khả năng mất điện luân phiên vào cuối năm nay. Và để tiết kiệm năng lượng, tháp Eiffel nổi tiếng đã phải tắt đèn sớm hơn so với thường lệ.

Người châu Âu vốn đã phải trả nhiều tiền cho năng lượng hơn người Mỹ, do họ chi trả cho cả quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo thông qua các loại thuế và biểu giá trên hóa đơn. Giờ đây, khoảng cách đó ngày càng lớn hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngư ông đắc lợi, Mỹ thu về 100 triệu USD mỗi chuyến chở khí đốt cho châu Âu

Theo dữ liệu được công bố bởi Business Insider, các công ty Mỹ đang kiếm được hơn 100 triệu USD cho mỗi chuyến tàu container chở LNG đến châu Âu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo WSJ) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN