Bí quyết của lão nông bắt cây dó “đẻ” ra trầm thu tiền tỷ
Nhờ bí quyết đặc biệt, lão nông đã bắt những cây dó “đẻ” ra trầm. Rồi bằng kỹ thuật và sự khéo léo, người nông dân này đã biến những cây dó đang “ôm” trầm trong mình thành sản phẩm mỹ thuật không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu, đem lại doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Nhờ nắm bí quyết đặc biệt trong tay, ông Trương Thanh Khoan (64 tuổi, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) đã bắt 7ha cây dó của gia đình “đẻ” ra trầm, đem lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Cây dó trồng được 4 năm thì tiến hành khoan vào thân. Quy trình là khoan gốc trước, đến thân rồi mới đến ngọn cây. Theo ông Khoan, trước đây do chưa có kỹ thuật nên ông chỉ lấy được thân và ngọn cây nhưng hiện tận thu được cả gốc cây.
Bí quyết giúp lão nông khiến cây dó “đẻ” ra trầm là việc thuần dưỡng kiến để lấy dịch...
Sau đó kết hợp với vi sinh lên men tạo ra bào tử nấm để làm nguyên liệu tạo trầm cho cây dó
Cây dó được bơm chế phẩm sau đó 1 năm thì cho thu hoạch
Cây dó "ôm "trầm đến tuổi thu hoạch sẽ được đưa về tiến hành soi, xỉa trầm hương
...và tạo thành sản phẩm mỹ thuật đẹp mắt và có giá trị
...cả gốc cây dó có trầm cũng được ông Khoan tạo thành những hình thù bắt mắt
Thậm chí còn làm được cả những chiếc lục bình
Ngoài ra còn có cả trầm kiến miếng, kiến ống. Các sản phẩm được làm từ trầm nhân tạo của ông Khoan có giá bán dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/sản phẩm tùy từng loại.
Không những vậy lão nông Trương Thanh Khoan còn chiết xuất tinh dầu trầm. Hiện giá 1 kg dầu trầm ông bán tại nhà dao động từ 10.000 đến 15.000 USD
Phòng khách gia đình của người nông dân thành nơi trưng bày sản phẩm từ trầm
Nhờ chăm học hỏi, tìm tòi và đã cho kết quả nên ông Khoan được UBND tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen và Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền đối với chế phẩm vi sinh kích thích cây dó để tạo trầm hương.
Sản phẩm trầm nhân tạo của ông Khoan không chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu qua các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia...Để thuận tiện cho công việc giao dịch với đối tác, hiện ông Khoan đã thành lập công ty. Lão nông cũng từng đón đoàn chuyên gia Malaysia sang thăm và học hỏi cách tạo trầm.
Đàn gà rừng “tí hon” có màu lông trắng rất đặc sắc của một nông dân trên địa bàn huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đang...