Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
-
Gregoire Barrere
-
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
-
Jack Draper
-
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
-
Jasmine Paolini
-
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
-
Tomas Martin Etcheverry
-
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Pete Sampras: Bậc thầy “serve & volley” (P2)

Sampras tự tạo nên kỷ nguyên của chính mình bằng vũ khí “serve & volley”.

Tennis hiện đại dường như không còn đất sống cho trường phái “serve & volley” (giao bóng – lên lưới) hay chính xác hơn, “serve & volley” chỉ còn là một phần chiến thuật trong cả trận đấu. Không còn nhiều tay vợt đeo đuổi “serve & volley”, và nếu có chăng, thì chỉ là những trận thăng hoa đột xuất như chiến thắng kỳ diệu của Sergiy Stakhovsky trước Roger Federer tại vòng 2 Wimbledon 2013.

Trong giai đoạn những tay vợt đương thời không còn chọn “serve & volley” xuyên suốt trận đấu thì thế giới banh nỉ vẫn không thể quên được một trong những truyền nhân của “serve & volley”, người đã đưa lối chơi giao bóng – lên lưới lên một tầm nghệ thuật. Không ai khác là Pete Sampras.

Dù “serve & volley” vẫn có những khiếm khuyết, như việc không thể giúp Sampras đăng quang dù chỉ 1 lần tại mặt sân đất nện Roland Garros (thành tích tốt nhất là tới bán kết năm 1996). Nhưng cũng nhờ thứ vũ khí siêu hạng ấy, đặc biệt nằm trong tay Sampras, đã giúp tay vợt người Mỹ giành 14 Grand Slam và một nửa trong số đó là ở Wimbledon, mặt cỏ luôn phát huy tối đa sự lợi hại của “serve & volley”, dù bây giờ tất cả đã mai một.

Pete Sampras: Bậc thầy “serve & volley” (P2) - 1

Sampras hướng tới lối chơi tấn công đẹp mắt và tốc độ

Cú giao bóng

Pete Sampras có cú giao bóng uy lực nhưng chưa phải là nhanh nhất trong làng banh nỉ. Trong cả sự nghiệp Sampras có cú giao bóng nhanh nhất là 135 dặm/h (khoảng hơn 217 km/h) trong trận đấu tại vòng 4 US Open 1998 với đối thủ người Nga Marat Safin. Nhưng điểm đặc biệt là độ xoáy trung bình của cú giao bóng của Sampras nhiều hơn gấp đôi so với những tay vợt khác, lên tới 2.500 vòng/phút.

Cú giao bóng

Với điểm chạm bóng ở góc 8h cho tới góc 2h theo chiều kim đồng hồ trên mặt vợt, có thể tưởng tượng cú giao bóng của Sampras tạo topspin (xoáy trên) như cú thuận tay của Rafael Nadal. Điều đó giúp cho cú giao bóng của Sampras không chỉ nhanh và mạnh, mà độ nảy của trái bóng sau khi tiếp xúc mặt sân cũng cao hơn cú giao bóng của những tay vợt khác khoảng 20cm. Điều đó càng khiến cho những đối thủ gặp khó khăn khi bóng nảy cao ngang mặt và rất khó đè bóng nếu bị tấn công vào phía trái tay.

Pete Sampras: Bậc thầy “serve & volley” (P2) - 2

Ngay cả cú giao bóng 2 của Sampras cũng gần như tương tự cú giao bóng 1, chỉ khác về tốc độ đã giảm xuống khoảng trên dưới 20 km/h.

Kỹ năng volley

Những tay vợt có cú volley được coi là hoàn hảo trong làng banh nỉ cũng thường thực hiện rất bài bản những pha bóng trên lưới. Nhưng Sampras lại khác, tay vợt người Mỹ có thể thực hiện cú volley khi còn chưa bước tới ô giao bóng mà vẫn tạo ra một cú cài bóng sâu cuối sân hay ngắt bóng tinh tế ngay trên lưới. Lời giải cho câu hỏi vì sao Sampras lại volley trên cả chuẩn mực như vậy chính là nhờ kỹ thuật “two-step volley” (2 bước chân thực hiện volley) với một bước xoạc đệm và một bước di chuyển tới bóng, rồi thực hiện kỹ thuật chuẩn mực của những chuyên gia volley, nhấc cả chân lên trước, rồi khi bóng chạm mặt vợt thì bàn chân mới chạm xuống mặt sân.

Pete Sampras: Bậc thầy “serve & volley” (P2) - 3

Những cú volley của Sampras mang những nét tinh hoa khó ai so bì

Tấn công là chìa khóa

Nhưng nếu chỉ có “serve & volley” chưa đủ để Sampras trở thành huyền thoại. Tư duy tấn công, tấn công và tấn công là kim chỉ nam cho những vinh quang của Sampras. Biểu tượng là cây vợt có diện tích mặt vợt cực nhỏ, chỉ 88 inch vuông. Chưa bao giờ Sampras nghĩ về những loạt bóng bền như tennis hiện đại đang diễn ra, chỉ cần cú ace hay pha giao bóng tốt để lên lưới dứt điểm, hoặc chỉ dưới 5 lần chạm vợt, điểm số được quyết định.

Pete Sampras: Bậc thầy “serve & volley” (P2) - 4

"Running forehand" siêu hạng như Sampras

Cho tới bây giờ cú “running forehand” (vừa di chuyển vừa đánh thuận tay) của Sampras vẫn danh bất hư truyền. Con số thống kê cho thấy trung bình có tới 30% cú đánh của Sampras trong một trận đấu là cú “running forehand”. Nếu chỉ là cú “running forehand” thông thường thì bất cứ tay vợt nào cũng có thể thực hiện, nhưng cú thuận tay phòng ngự ở góc rộng (wide forehand on defense) để chuyển sang tấn công của Sampras có lẽ chưa có ai đạt tới cảnh giới ấy.

Nhưng không có gì là hoàn hảo, “serve & volley” khi giao bóng hay “chip & charge” (cắt bóng và lên lưới) khi trả giao bóng luôn tồn tại những điểm yếu nếu phải đối mặt với những tay vợt trả giao bóng siêu hạng (mà Nadal hay Djokovic bây giờ là những ví dụ). Nhưng không thể phủ nhận trong một giai đoạn lịch sử, Pete Sampras là bậc thầy tôn vinh vẻ đẹp của “serve & volley”.

Đón đọc phần tiếp theo của chân dung huyền thoại Pete Sampras và truyền nhân Roger Federer vào 11h thứ Năm 3/10.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Chân dung huyền thoại tennis Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN